Kinh nghiệm cách nuôi chuột Hamster cho người mới

Để có cách nuôi chuột Hamster dễ thương không hề khó như bạn tưởng. Chỉ cần bạn thật lòng yêu quý chúng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách nuôi Hamster béo ú và mập mạp. Đây là giống chuột cảnh dễ nuôi, nếu bạn thiếu kinh nghiệm nuôi Hamster có thể học. Không biết cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi thế nào thì hãy đọc ngay nội dung bài viết dưới đây của Pet Mart.

Chuột Hamster Bear, Campell, Robo mắt đỏ, Winter White có hại không?

Chuột Hamster được nuôi nhiều ở một số nước châu Âu như Hà Lan và Liên Bang Nga. Chúng được nuôi trong phòng thí nghiệm và làm cảnh. Chúng rất được ưa thích và sau đó được nhân rộng giống nuôi ra khắp các nước châu Âu và châu Mỹ. Bởi vậy mà Hamster cũng giống như các loại vật nuôi đã được thuần chủng.

Hiện nay, có nhiều cách nuôi chuột Hamster tách hoàn toàn khỏi môi trường của thế giới hoang dã. Nếu như vệ sinh cho chúng sạch sẽ thì sẽ không thể có mầm bệnh và con người hoàn toàn có thể gần gũi với chúng như với các loại vật nuôi khác trong nhà.

Hiện tại cũng chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra chuột Hamster có thể lây bệnh dịch hạch sang cho con người. Nếu nuôi chúng trong lồng và vệ sinh sạch sẽ thì chúng sẽ chẳng khác gì những loại vật nuôi khác trong nhà. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với chúng bạn không nên để bị cắn để đề phòng nhiểm khuẩn và đảm bảo vệ sinh.

Cách nuôi chuột Hamster trong nhà

Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 20 – 28°C, vị trí đặt lồng nên tránh ánh mặt trời chiếu và gió thổi trực tiếp vào, nhưng cần chú ý thông gió. Không nên để gần TV, dàn âm thanh, máy tính vì chuột Hamster có thể nghe được những âm thanh loài người không nghe dược, và cũng để tranh bị tia phóng xạ chiếu vào.

Cách nuôi chuột Hamster vào mùa hè tốt nhất không nên mở điều hòa. Vì khi tắt và mở điều hòa sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ, giống chuột này rất mẫn cảm đối với nhiệt độ, dễ bị cảm.

Cách nuôi chuột Hamster vào mùa đông là không nên đặt lồng chuột bên ngoài. Nó sẽ khiến chúng ngủ đông giả vì quá lạnh. Dải nhiều mạt gỗ làm đệm lót, nên đặt nhiều chất liệu gỗ hoặc cỏ để giữ ấm cho phòng của chúng. Hoặc làm tổ cho Hamster bằng vải bông, tốt nhất nên dùng chất liệu bông tự nhiên.

Phương pháp đơn giản nhất là đặt lồng trong hộp giấy, nhưng cần thông khí. Không nên làm tổ cho chúng bằng sợi len. Tuy ấm áp nhưng chuột Hamster sẽ cắn sợi ra và kéo vào chỗ ngủ, vì thế có một vài sợi len cuốn quanh chuột con khiến chúng bị ngạt thở.

Kinh nghiệm chọn nuôi chuột Hamster

Nên xác định rõ giống Hamster mà bạn sẽ nuôi. Nếu lần đầu nuôi Hamster, hãy chọn loại chuột Hamster Campell vì chúng dễ nuôi và dễ gần chủ. Nên chọn những con khoảng 2 tháng tuổi. Mua Hamster ở những nơi đảm bảo về nguồn và chất lượng.

Tham khảo toàn bộ thông tin các giống và cách nuôi chuột Hamster tại petmart.vn để có thể mua được 1 chú chuột khỏe mạnh. Nên đi mua chuột Hamster vào buổi tối vì Hamster là động vật sống về đêm. Buổi sáng và trưa chúng thường nằm ngủ, sẽ khó mà biết con nào khỏe và con nào bệnh.

Cách nuôi chuột Hamster không bị hôi

Hãy để một khay cát tắm trong lồng, Hamster sẽ tự biết làm sạch mình. Nếu không muốn cát tắm làm bẩn chuồng, hàng ngày hãy đưa chúng ra một chỗ riêng để tắm. Sau đó bắt lại về chuồng. Cát tắm có thể tái sử dụng nhưng nên thay sau 1-2 tuần.

Nếu không thật sự cần thiết (hôi không chịu nổi) thì không nên tắm bằng nước cho chúng. Nếu phải tắm, hãy dùng sữa tắm chuyên dụng hoặc sữa tắm cho trẻ em. Khi tắm không để nước ngập co thể, không để sữa tắm rơi vào mắt. Sấy khô sau khi tắm.

Cách nuôi chuột Hamster không hôi cũng cần chú ý tới thức ăn. Cho ăn mỗi lần một ít, đừng bỏ quá nhiều. 2 ngày thay thức ăn mới 1 lần. Rửa bình nước 2 ngày 1 lần. Nếu cho thêm Vitamin vào nước hãy thay nước mỗi ngày.

Nên thay mùn cưa sau 5 – 7 ngày để giữ cho chuồng luôn sạch sẽ. Rửa chuồng bằng nước sạch mỗi khi thay mùn cưa. Nên rửa bằng xà phòng có chất tẩy nhẹ và phơi khô trước khi cho chuột trở lại chuồng.

Chuột Hamster ăn gì? Cách nuôi Hamster béo ú

Chuột Hamster thuộc loài gặm nhấm nên chúng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn. Vì vậy, cách nuôi Hamster béo ú không hề khó. Tuy nhiên, để chọn thức ăn cho Hamster, bạn nên chọn cho chúng những món khoái khẩu dưới đây:

Thức ăn chính

Cách nuôi Hamster béo ú với thức ăn chính bao gồm thức ăn trộn và hỗn hợp. Chúng là thức ăn giàu chất béo tốt cho hệ tiêu hoá và sự phát triển của chuột Hamster. Mùi thơm của chúng khiến Hamster mê mẩn và yêu thích. Hoặc áp dụng cách nuôi Hamster béo ú, mũm mĩm dễ thương với các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt lúa, hạt ngô, hạt dẻ, hạt kê…

Cách nuôi chuột Hamster bằng thức ăn tươi có thể gồm súp lơ, cà rốt, dưa chuột, hoa hồng. Không cho ăn thịt hoặc các sản phẩm từ động vật trừ khi bạn muốn chúng trở nên hung dữ hơn. Cách nuôi Hamster béo ú là thêm phô mai vào trong thức ăn của chúng. Thức ăn tươi chỉ nên cho ăn 1 tuần vài lần và số lượng ít

Thức ăn dặm

Thức ăn dặm của chuột Hamster rất phong phú, từ thực vật đến những loài vật nhỏ. Có thể kể đến như: Sâu gạo rang bơ, yến mạch, hạt kê, hạt mè, hạt lánh, bánh gạo, hạt hướng dương, phô mai con bò cười, cốm gạo, bắp bung và các loại trái cây.

Bánh mài răng

Đây là loại thức ăn cho chuột Hamster và rất được ưa thích. Bao gồm: Đá mài răng san hô, đá mài răng hình khúc xương.

Mỗi 2,3 tháng bạn có thể cho ăn 1/4 thìa cà phê sữa chua để lông bé óng mượt hơn. Có thể cho uống sữa, 2 – 3 tuần/lần với 1/4 thìa cà phê. Nếu cho ăn đồ tươi, nhiều nước thì hạn chế cho uống nước để tránh bị tiêu chảy. Không nên thay đổi khẩu phần ăn của Hamster một cách đột ngột.

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi

Chuẩn bị về tài chính

Dù chỉ là một giống chuột cảnh nhỏ bé, thế nhưng khi nuôi Hamster bạn cần phải chuẩn bị một khoản tái chính nhất định. Đầu tiên là mua con giống, sau đó là mua đồ dùng. Số tiền này sẽ sử dụng để mua những đồ dùng cần thiết trong quá trình chăm sóc chuột Hamster. Mỗi món đồ cũng có giá từ 20 – 200k.

Bên cạnh đó còn có tiền mua thức ăn, thuốc, khám thú y… cho chuột Hamster. Tuy so vớ nuôi chó mèo cảnh có thể ít hơn, nhưng không có nghĩa là không cần có. Nếu bạn chưa có thu nhập riêng hoặc điều kiện kinh tế không cho phép thì không nên nuôi chúng. Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết bao gồm:

Lồng cho chuột Hamster

Khi mùa hè đến nên sử dụng lồng thanh thép thông gió hoặc lồng ở dạng nửa thép nửa nhựa. Mùa đông nên sử dụng lồng hoàn toàn bằng nhựa để giữ ấm. Phần đáy lồng không nên sử dụng dạng thanh thép vì chuột dễ bị thương,

Bát ăn cho chuột Hamster

Có thể lựa chọn loại đĩa nhỏ, chỉ cần không dễ bị đạp đổ. Thành đĩa không nên quá cao nếu không chuột Hamster không thể leo vào. Những loại đĩa có thể sử dụng sẵn trong nhà như gạt tàn, đĩa đựng nước tương, bát nhỏ, hộp trong lò vi sóng. lU

Bình uống nước cho chuột Hamster

Máy nước uống thường được thiết kế ở dạng đầu trước có viên tròn bằng thép không gỉ. Khi tìm mua nên thử xem có bị chảy nước ra ngoài không. Không thể trực tiếp dùng bát đựng nước vì chuột con sẽ làm ướt lông khi uống nước dẫn đến việc dễ bị cảm. Lưu ý, cách nuôi chuột Hamster không bị bệnh tốt nhất là thường xuyên rửa sạch bát ăn, bình uống nước cho Hamster

Khay vệ sinh cho chuột Hamster

Thông thường dùng hộp có chất liệu bằng sứ có cát mèo phủ ở trên. Mỗi ngày nên đổi cát mèo hoặc bỏ những chõ cát đóng thành cục.

Chậu tắm cho chuột Hamster

Có một vài chuột Hamster dùng cát mèo trong bồn vệ sinh là xà bông. Tuy không vệ sinh nhưng đây là sở thích của chúng, vậy không cần phòng tắm nữa. Nhưng đối với những bé chuột thích sạch sẽ, chủ nhân nên mua một phòng tắm cho chúng. Đặt cát tắm lên đó để chúng có thể thỏa thích lăn lộn.

Vòng chạy cho chuột Hamster

Hamster hoang dã mỗi ngày phải chạy 20km vì thế vận động là một việc rất quan trọng đối với chúng. Không được vận động đủ chúng sẽ cảm thấy quá áp lực và có hành vi cắn lồng. Đồng thời, chuột Hamster dễ bị béo phì vì dinh dưỡng thừa thãi.

Chuột Hamster rất thích tập thể dục, chúng là loài động vật rất nhanh nhẹn và hoạt bát, một chú chuột Hamster có thể chạy khoảng 3.2 km/ngày. Bởi vậy để có cách nuôi chuột Hamster không bị béo phì bạn nên có vòng chạy ở trong chuồng để chúng thoả sức vui chơi và đùa nghịch.

Mạt gỗ cho chuột Hamster

Có thể lựa chọn sử dụng nhiều loại nguyên liệu, phần lớn mọi người đều chọn mạt gỗ. Vì chúng rất sạch và dễ tìm kiếm.

Sản phầm mài răng cho chuột Hamster

Răng của chuột Hamster không ngừng sinh trưởng. Vì thế cần dùng gậy mài răng để tránh dẫn đến răng quá dài. Rất nhiều chuột Hamster mài răng bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ căn lồng. Khi bạn không sử dụng gậy mài răng cũng không cần lo lắng nữa.

Kinh nghiệm nuôi Hamster ai cũng cần biết

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi không khó. Cần biết tập tính và thói quen sinh hoạt của chúng là được. Hamster là động vật ngủ ngày và chỉ hoạt động về đêm. Bạn tránh để lồng nơi có gió và ánh sáng trực tiếp để chúng được yên tĩnh khi ngủ. Để chuột Hamster khoẻ mạnh bạn cần cho chúng ăn uống đầy đủ và thường xuyên.

Kinh nghiệm nuôi Hamster khỏe mạnh, không bệnh tật được chia sẻ đó là rửa lồng hàng tuần. Giữ cho lồng nuôi luôn sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tật. Không cần tắm cho Hamster bởi chúng hoàn toàn có thể tự làm được việc này. Và quan trọng hơn cả, hãy giao tiếp nhiều với chúng bằng giọng nói nhẹ nhàng để chúng gần gũi hơn với con người.

Kinh nghiệm nuôi Hamster khi bế chúng

Không bế khi đói

Đừng cố bế giữ chuột Hamster khi chúng không biết gì và không có sự chuẩn bị nào. Ví dụ như khi chuột Hamster đang ngủ say. Hoặc đột nhiên tóm lấy chuột Hamster từ phía sau lưng. Như vậy sẽ chỉ khiến cho Chuột Hamster sợ hãi bất an. Chuột Hamster nảy sinh một số hành vi tự vệ thích hợp cũng là lẽ đương nhiên.

Kinh nghiệm nuôi Hamster đúng cách khi bế chúng là thu hút sự chú ý ngay trước mặt chúng. Rồi dần dần tiến sát lại. Rồi đưa hai ngón tay ra từ bên trên nắm lấy phần giữa cơ thể của chuột Hamster. Và một tay khác thì luồn xuống phía dưới.

Không bế Hamster khi đói

Đừng bắt bế Hamster khi chúng đang đói đến không chịu nổi. Tốt nhất là để chuột Hamster ăn uống no say rồi hẵng tính chuyện bế chúng. Nếu không thì chuột Hamster sẽ tưởng rằng ngón tay bạn là miếng thịt tươi ngon mà chủ nhân đưa đến cho chúng. Hơn nữa còn thấy rất kỳ lạ là vì sao lại to như thế.

Đừng bế chuột Hamster khi có mùi lạ

Đừng bắt bế chuột Hamster khi trên tay bạn có lưu lại mùi lạ. Tất cả các mùi lại đều có thể thu hút sự tò mò của chuột Hamster. Tâm lý tò mò của chuột Hamster rất mạnh mẽ. Chúng sẽ ngửi ngửi trước, rồi liếm liếm.

Rồi bước tiếp theo chính là gặm một chút xem xem. Thường thì điều cần chú ý là đừng bế chuột Hamster sau khi tay vừa chạm vào đồ ăn ngon. Còn tinh dầu mát xa tay của con gái cũng tốt nhất đừng bế Hamster khi mùi trên tay còn nồng.

Đừng bế Hamster khi chưa cảm thấy an toàn

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi khi muốn bế Hamster hãy quan sát tâm lý của chúng. Đừng bế giữa chuột Hamster khi chúng vẫn chưa cho rằng tay của bạn an toàn. Thông thường nếu như chuột Hamster tự nguyện lấy đồ từ tay bạn để ăn hoặc trực tiếp ngồi trong tay bạn để ăn đồ ăn, đó chính là khi chuột Hamster đã nhận định rằng đối với nó mà nói thì tay của bạn tương đối an toàn. Lúc này có thể nhẹ nhàng bế chuột Hamster lên.

Đừng bế chuột Hmaster khi chúng lo lắng

Đừng bế chuột Hamster khi thần kinh của chuột Hamster đang trong trạng thái lo lắng cao độ.  Thông thường là chuột Hamster đang trong thời kì đánh nhau chiếm địa bàn. Hoặc chuột mẹ đang trong thời gian mang thai, thì thần kinh của chuột Hamster đều lo lắng cao độ. Lúc này mà bắt Hamster cho dù trước đây chuột Hamster khá thân thiết với bạn đi chăng nữa thì thỉnh thoảng cũng sẽ ngược lại với thông thường.

Cách nuôi chuột Hamster không ăn thịt đồng loại

Hamster mẹ sẽ ăn thịt con non yếu nhất nếu không có đủ sữa để nuôi con. Hoặc khi số lượng con non nhiều hơn số lượng vú của nó. Do đó cách nuôi chuột Hamster sinh sản là cho con mẹ ăn đầy đủ. Nếu không nó sẽ tiếp tục giết con non của nó.

Hoặc trường hợp thứ 2 là bạn cho 2 con Hamster trưởng thành vào cùng 1 chuồng. Chúng sẽ đánh nhau khi đến mùa động dục. Khi 1 con chết, con kia sẽ ăn thịt xác của kẻ thua cuộc. Lời khuyên là bạn không nên nuôi chung Hamster cùng giới tính, đặc biệt là chuột Hamster Bear.

4/5 - (23 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuột Hamster ăn gì? 8 loại thức ăn cho chuột Hamster

Lựa chọn thức ăn cho chuột Hamster phù hợp là một phần quan trọng đảm bảo sức khỏe và hạnh ...

Kinh nghiệm chăm sóc chuột Hamster đẻ con sinh sản

Cách nuôi chuột Hamster đẻ con có gì khác so với những giống vật nuôi khác? Thời gian sinh sản ...

7 nguyên nhân chính khiến chuột Hamster bị nổi cục u

Tình trạng chuột Hamster bị nổi cục u, Hamster bị u bướu, Hamster bị nổi hạch rất nguy hiểm. Tuy ...

11 cách nuôi chuột Hamster Winter White mắt 2 màu đỏ đen

Cách nuôi chuột Hamster Winter White mắt đỏ không hề khó. Rất thích hợp với những người mới tập nuôi. ...

16 bình luận “Kinh nghiệm cách nuôi chuột Hamster cho người mới

  1. Bé Hamster nhà em mỗi lần nó ngủ là nằm ngửa, người và tay chân đều bị run ạ. Khi em cho bé cái khăn khô để đắp thì nó không còn những biểu hiện đó nữa. Tại sao vậy ạ?

    • Trường hợp của bé Hamster nhà bạn nằm ngửa và run khi ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng từ mô tả của bạn, có vẻ như vấn đề chính có thể liên quan đến nhiệt độ môi trường.

      – Nhiệt độ thấp: Hamsters là động vật nhỏ và có thể khó duy trì nhiệt độ cơ thể khi môi trường quá lạnh. Nếu bạn thấy cải thiện khi đắp khăn khô cho bé, điều đó có thể chỉ ra rằng bé bị lạnh. Việc đắp khăn giúp giữ ấm cho bé, do đó giảm bớt run rẩy.

      – Ngủ nằm ngửa: Hamsters thỉnh thoảng có thể ngủ ngửa, mặc dù đây không phải là tư thế ngủ phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên ngủ trong tư thế này, điều đó có thể chỉ ra rằng bé cảm thấy thoải mái và an toàn trong môi trường của mình. Trong một số trường hợp, ngủ ngửa có thể là dấu hiệu của stress hoặc không thoải mái, nhưng nếu bé không có dấu hiệu lo lắng hoặc sợ hãi khác, có thể không cần lo lắng quá.

      – Run rẩy: Run rẩy có thể là phản ứng với lạnh hoặc có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe không tốt. Nếu việc đắp khăn giúp giảm run rẩy, có thể bé chỉ đơn giản là cần thêm hơi ấm. Tuy nhiên, nếu run rẩy xuất hiện kể cả khi không lạnh, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe chính xác hơn.

      Để đảm bảo bé Hamster luôn ấm áp và thoải mái:
      – Duy trì nhiệt độ phòng ổn định: Nhiệt độ lý tưởng cho hamster nên trong khoảng 20-23 độ C.

      – Cung cấp chỗ ẩn náu và vật liệu làm tổ: Đảm bảo rằng lồng của bé có đủ chỗ để bé có thể lẩn trốn và làm tổ, sử dụng giấy vệ sinh không mực in hoặc vật liệu an toàn khác để bé có thể xây dựng tổ của mình.

      – Kiểm tra sự thay đổi hành vi: Theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong ăn uống, hoạt động, hoặc thói quen đi vệ sinh của bé, vì những thay đổi này có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

      Nếu bạn vẫn còn lo lắng hoặc nếu bé có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn.

  2. Trâm Nguyễn

    Hỗ trợ em với ạ, em đang nuôi 1 bé hamster. Khi em chạm vào bé khi bé ở trong lồng thì rất bình thường. Nhưng khi em cho bé ra ngoài thì chẳng hiểu sao bé lại đòi vào lồng và khi vào lồng bé thường nằm vào góc lồng rồi run và phát ra tiếng tạch tạch. Một lúc lâu sau đó khi em rời đi rồi quay lại thì bé ngủ bình thường ạ. Hành vi đó của chuột hamster là có bình thường không ạ?

    • Hành vi của hamster nhà bạn khi ở ngoài lồng và trong lồng có thể phản ánh nhiều điều về tính cách và cảm xúc của nó. Dựa trên mô tả của bạn, đây là một số khả năng:

      – Cảm Thấy An Toàn Trong Lồng: Hamster thường cảm thấy an toàn hơn trong môi trường quen thuộc của chúng. Khi ra ngoài lồng, hamster có thể cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, và do đó, muốn trở lại nơi chúng cảm thấy bảo vệ.

      – Stress Khi Ra Ngoài: Hành vi run rẩy và phát ra tiếng tạch tạch có thể là dấu hiệu của stress hoặc sợ hãi. Điều này có thể do sự thay đổi môi trường hoặc cảm giác bất an khi bị lấy ra khỏi lồng.

      – Tập Tính Lẩn Tránh: Hamster là loài động vật hoang dã tự nhiên có tập tính lẩn tránh và thường tìm chỗ ẩn náu khi cảm thấy bất an. Hành vi trốn vào góc lồng và nằm im có thể là biểu hiện của tập tính này.

      – Thích Nghi với Môi Trường Mới: Hamster cần thời gian để thích nghi với môi trường mới hoặc với việc được xử lý bởi con người. Quá trình này có thể mất một thời gian và yêu cầu sự kiên nhẫn.

      Để giúp hamster của bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ra ngoài lồng:
      – Tạo Môi Trường An Toàn: Khi lấy hamster ra khỏi lồng, hãy đảm bảo môi trường xung quanh yên tĩnh và an toàn. Tránh tiếng ồn lớn hoặc bất ngờ và giữ các vật nuôi khác ra xa.

      – Xử Lý Nhẹ Nhàng: Khi xử lý hamster, hãy làm nhẹ nhàng và từ tốn. Hãy cho nó quen dần với việc được chạm vào và bồng bế.

      – Thời Gian Ngắn: Ban đầu, chỉ cho hamster ra ngoài lồng trong thời gian ngắn và dần dần tăng thời gian khi nó cảm thấy thoải mái hơn.

      – Đánh Giá Tần Suất và Thời Gian: Theo dõi hành vi của hamster và điều chỉnh thời gian và tần suất cho nó ra ngoài dựa trên phản ứng của nó.

      Nếu bạn lo lắng về sức khỏe hoặc hành vi của hamster, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y chuyên về động vật nhỏ.

  3. Shop ơi, con hamster nhà em người cứ bị giật giật, run xong thi thoảng bé còn phát ra mấy tiếng kêu rít nhỏ. Bé ăn ít, uống nước nhiều, ít chạy nhảy chỉ nằm một chỗ thì phải làm sao ạ?

    • Tình trạng bạn mô tả về con hamster – cơ thể bị giật giật, run, phát ra tiếng kêu rít nhỏ, ăn ít, uống nhiều nước, và ít hoạt động – là những dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng này và việc đưa hamster đến thăm bác sĩ thú y là bước quan trọng nhất bạn cần thực hiện. Dưới đây là một số khả năng:

      – Vấn đề về Sức Khỏe Thể Chất: Các vấn đề như nhiễm trùng, rối loạn thần kinh, hoặc thậm chí là bệnh tiểu đường (nếu hamster uống nhiều nước) có thể gây ra các triệu chứng này.

      – Stress hoặc Lo Lắng: Hamster cũng có thể phản ứng với stress hoặc lo lắng thông qua các biểu hiện thể chất như run rẩy hoặc giật mình.

      – Chế Độ Ăn Không Phù Hợp: Ăn ít có thể là dấu hiệu của chế độ ăn không đủ dinh dưỡng hoặc không phù hợp.

      – Môi Trường Sống Không Thích Hợp: Nhiệt độ lạnh quá mức hoặc môi trường sống không thoải mái cũng có thể ảnh hưởng đến hamster.

      Các Bước Bạn Nên Thực Hiện:
      – Thăm Bác Sĩ Thú Y: Đưa hamster đến bác sĩ thú y chuyên nghiệp càng sớm càng tốt để nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

      – Xem Xét Lại Chế Độ Ăn và Môi Trường Sống: Đảm bảo rằng bạn đang cung cấp một chế độ ăn cân đối và đủ dinh dưỡng cho hamster. Kiểm tra nhiệt độ và điều kiện sống trong chuồng để đảm bảo rằng chúng thích hợp và thoải mái.

      – Giảm Bớt Stress: Tạo một môi trường yên tĩnh và không gian thoải mái cho hamster có thể giúp giảm bớt stress.

      Nhớ rằng việc chăm sóc sức khỏe cho thú cưng là rất quan trọng. Đôi khi những triệu chứng nhỏ cũng cần được chú ý và xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chúng. Mong rằng hamster của bạn sẽ sớm khỏe mạnh trở lại.

  4. Em cho bé nhà em đi đến phòng khám thú y thì người ta không nhận hamster ạ. Cho em xin một số địa chỉ khám thú y có nhận hamster uy tín với ah!

    • Chào bạn, hiện tại các phòng khám thú y cho Hamster chưa có nhiều. Bạn có thể tham khảo một số phòng khám như: Animal Doctors International, GAIA. Bạn nên chủ động liên hệ trước để được tư vấn nhé.

  5. Dạ bé hamster của em có vẻ cũng có tuổi rồi nhưng dạo gần đây bé cứ kêu tách tách, hoặc lâu lâu trong tiếng tách lại rít nhỏ lên một hồi. Bé cũng ít ăn và chậm chạp hơn trước, em nghĩ do dấu hiệu tuổi già nhưng có tiếng tách tách ấy em vẫn rất lo ạ. Em phải làm sao ạ?

    • Dấu hiệu bạn mô tả ở hamster của bạn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Trước tiên, hãy xem xét một số khả năng:

      – Tuổi già: Giống như con người, hamster cũng trải qua sự thay đổi về hành vi và sức khỏe khi chúng già đi.

      – Bệnh hô hấp: Tiếng kêu tách tách có thể là dấu hiệu của vấn đề hô hấp, như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh.

      – Stress hoặc lo lắng: Hamster cũng có thể phát ra tiếng kêu khi chúng cảm thấy lo lắng hoặc stress.

      – Vấn đề răng miệng: Răng của hamster cần được mài mòn thường xuyên, và vấn đề răng miệng có thể khiến chúng không muốn ăn.

      Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện:

      – Quan sát thêm: Theo dõi hamster để xác định xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác không, như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, hoặc thay đổi trong phân.

      – Môi trường sống: Đảm bảo rằng môi trường sống của hamster sạch sẽ, yên tĩnh và không bị nhiễu loạn.

      – Thức ăn và nước uống: Cung cấp thức ăn và nước sạch, đảm bảo rằng hamster có thể dễ dàng tiếp cận chúng.

      – Thăm bác sĩ thú y: Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của hamster hoặc nếu dấu hiệu không cải thiện, hãy đưa hamster đến bác sĩ thú y. Một chuyên gia có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị.

      Cuối cùng, nhớ rằng sức khỏe của hamster có thể thay đổi nhanh chóng, do đó việc phản ứng kịp thời là rất quan trọng.

  6. Dạ hamter của em còn nhỏ. Em mua về nuôi khoảng 4 ngày. Hôm nay em phát hiện bé liên tục run vẩy 2 chân sau. Hoặc đưa 2 chân sau lên trước và vẩy liên tục. Kể cả khi ngủ cũng vẩy. Không biết bé bị gì vậy ạ. Em cám ơn ạ!

    • Dấu hiệu hamster của bạn liên tục run và vẩy hai chân sau có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe hoặc hành vi. Dưới đây là một số khả năng cần xem xét:

      – Stress hoặc Lo Âu: Hamster mới được đưa về nhà có thể cảm thấy stress hoặc lo lắng khi phải thích nghi với môi trường mới. Điều này có thể gây ra một số hành vi kỳ lạ, bao gồm cả việc run và vẩy chân.

      – Vấn đề Sức Khỏe: Có thể bé đang gặp phải vấn đề sức khỏe, như rối loạn thần kinh, đau đớn, hoặc kích thích da. Nếu hamster gặp vấn đề về da hoặc cơ thể, chúng có thể cố gắng gãi hoặc cọ xát để giảm kích thích.

      – Dấu Hiệu Bệnh Lý: Trong một số trường hợp, hành vi như vậy có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Nếu hamster có dấu hiệu bất thường khác như mất cân, thay đổi thói quen ăn uống hoặc đại tiện, nên đưa chúng đến thăm bác sĩ thú y.

      – Môi Trường Sống: Kiểm tra xem chuồng của hamster có đủ rộng rãi, sạch sẽ và thoải mái không. Một môi trường sống không phù hợp cũng có thể gây stress cho hamster.

      – Nhu Cầu Vận Động: Hamster cần hoạt động thể chất. Đảm bảo rằng chúng có đủ không gian để chạy và chơi, cũng như bánh xe chạy để giải toả năng lượng.

      – Chế Độ Ăn Uống: Đảm bảo rằng chúng đang nhận được chế độ ăn uống cân đối và phù hợp với loài.

      Nếu bạn vẫn lo lắng về sức khỏe hoặc hành vi của hamster, hãy đưa chúng đến thăm bác sĩ thú y. Họ có thể cung cấp một chẩn đoán chính xác và hướng dẫn bạn cách chăm sóc tốt nhất cho thú cưng của mình.

  7. 2 bé hamster của em khi đến mùa đông lại ăn ít đi, 2 bé chỉ thích ăn sâu với hạt hướng dương thôi mà không chịu ăn đủ chất. Em phải làm sao đây ạ?

    • Khi hamster của bạn chỉ chọn ăn những thức ăn nhất định như sâu và hạt hướng dương, đặc biệt trong mùa đông, có vài điều bạn có thể thực hiện để cải thiện chế độ ăn của chúng:

      – Chế Độ Ăn Cân Đối: Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp một chế độ ăn đa dạng và cân đối cho hamster, bao gồm hạt, rau củ, và protein. Hạt hướng dương và sâu là thức ăn tốt nhưng chúng chỉ nên được cung cấp như một phần của chế độ ăn cân đối.

      – Hạn Chế Thức Ăn Yêu Thích: Bạn có thể hạn chế số lượng hạt hướng dương và sâu bạn cho hamster ăn, buộc chúng phải ăn các loại thức ăn khác trong môi trường của chúng.

      – Giới Thiệu Thức Ăn Mới Dần Dần: Nếu bạn muốn thêm thức ăn mới vào chế độ ăn của hamster, hãy làm điều này từ từ để chúng quen dần.

      – Theo Dõi Sức Khỏe: Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của hamster do thay đổi chế độ ăn, hãy theo dõi cân nặng và hành vi tổng thể của chúng. Mất cân nặng đáng kể hoặc thay đổi hành vi có thể là dấu hiệu cần sự chú ý của bác sĩ thú y.

      – Nhiệt Độ Ổn Định: Trong mùa đông, hãy đảm bảo rằng môi trường sống của hamster ấm áp và thoải mái. Hamster có thể ăn ít hơn nếu chúng cảm thấy lạnh.

      – Tương Tác và Kích Thích: Đôi khi, việc tương tác nhẹ nhàng và cung cấp kích thích môi trường có thể giúp kích thích sự quan tâm của hamster đối với thức ăn và hoạt động.

      – Kiên Nhẫn: Thay đổi thói quen ăn uống của động vật có thể mất thời gian. Hãy kiên nhẫn và liên tục cung cấp chế độ ăn đa dạng cho chúng.

      Nếu bạn vẫn lo lắng về sức khỏe hoặc chế độ ăn của hamster, hãy tham khảo ý kiến của một bác sĩ thú y chuyên về động vật nhỏ. Họ có thể cung cấp lời khuyên cụ thể và hướng dẫn bạn cách chăm sóc tốt nhất cho hamster của bạn.

  8. Hỗ trợ giúp em với, bé Hamster nhà em mới sinh con hôm qua, hồi tối lỡ đặt chuồng của bé dưới bếp nên kiến chui vào rất nhiều, sợ bé với con bị cắn nên em đành phải bế hết ra để dọn chuồng, kiểm tra lại thì thấy 4 bé đã mất rồi còn 3 bé sống, nhưng giờ chuột Hamster mẹ không có dấu hiệu chăm con nữa cứ để mặc nó nằm đó, nên em lo lắm không biết phải làm sao?

    • Rất tiếc nghe về tình trạng của bé Hamster và các bé chuột con. Trong trường hợp này, có một số bước bạn có thể thực hiện để cố gắng giúp đỡ Hamster mẹ và các con còn lại:

      Hỗ Trợ Hamster Mẹ và Các Con:
      – Di Chuyển Chuồng Đến Nơi An Toàn: Đặt chuồng ở nơi yên tĩnh, ấm áp, và tránh xa các nguồn nguy hiểm như kiến hoặc các yếu tố gây strees khác.

      – Cung Cấp Đủ Ẩm Thực và Nước: Đảm bảo rằng Hamster mẹ có đủ thức ăn và nước sạch. Cung cấp thức ăn giàu protein và dễ tiêu hóa, như thức ăn chuyên dụng cho hamster mang thai hoặc cho con bú.

      – Hạn Chế Tiếp Xúc: Tránh can thiệp quá nhiều vào chuồng hamster, vì hamster mẹ có thể cảm thấy bất an hoặc bị stress.

      – Theo Dõi Sự Chăm Sóc của Mẹ Hamster: Theo dõi để xem liệu mẹ hamster có quay lại chăm sóc cho các con còn lại hay không. Nếu cô ấy không chăm sóc chúng, bạn có thể cần can thiệp.

      Nếu Mẹ Hamster Không Chăm Sóc Các Con
      – Cung Cấp Nhiệt Độ Ấm Áp: Dùng một bình nước nóng hoặc túi ấm, bọc trong vải mềm và đặt vào gần các con hamster để giữ ấm cho chúng. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ không quá nóng.

      – Cân Nhắc Nuôi Nhân Tạo: Trong trường hợp hamster mẹ không chăm sóc cho các con, bạn có thể cần nuôi nhân tạo chúng bằng sữa công thức dành cho hamster hoặc sữa không lactose. Sử dụng một bình sữa nhỏ hoặc ống tiêm không kim để nuôi.

      – Giữ Vệ Sinh Chuồng: Duy trì vệ sinh trong chuồng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

      Lưu Ý:
      – Stress Có Thể Ảnh Hưởng Đến Mẹ Hamster: Stress hoặc bất kỳ sự xáo trộn nào có thể khiến mẹ hamster không chăm sóc cho con hoặc thậm chí gây hại cho chúng.

      – Tư Vấn Chuyên Gia: Nếu bạn không chắc chắn về cách chăm sóc các con hamster hoặc nếu tình trạng của chúng không cải thiện, hãy tìm sự tư vấn từ bác sĩ thú y hoặc chuyên gia chăm sóc hamster.

      Hãy nhớ rằng việc chăm sóc hamster con cần sự kiên nhẫn và cẩn thận, đặc biệt khi chúng không được mẹ chăm sóc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *