7 kiến thức cách nuôi Rắn mũi hếch Hognose Snake

Rắn mũi hếch hay còn gọi là rắn Hognose. Rắn mũi ếch và rắn lục mũi hếch là 2 loài khác nhau tránh nhầm lẫn. Rắn Hognose là một trong những giống bò sát cảnh có nguồn gốc từ Mexico và Bắc Mỹ. Hognose là tên gọi chung của các loài rắn thuộc họ Colubridae có mõm hếch.

Đỉnh môi hướng lên và vô hại với con người, nhưng mọi người thường tránh nó. Khi chúng giật mình thì đầu và cổ bị xẹp dẹp, chúng gây ra tiếng kêu khè khè ầm ĩ để tấn công (nhưng rất ít cắn người). Nếu dọa dẫm thất bại thì sẽ lật lại, vặn mình lắc lư, cuối cùng đưa lưỡi ra và giả chết.

Khi so sánh với một số loài rắn có độc, có lẽ chúng ta sẽ lại càng thích khả năng “giả chết” của chúng hơn. Đây cũng là kĩ năng giúp rắn mũi hếch củng cố địa vị của mình trong giới động vật. Nuôi rắn Hognose khá nhẹ nhàng vì chúng ăn được rất nhiều thứ. Phạm vi thức ăn của rắn cảnh vô cùng rộng. Việc nuôi rắn mũi hếch cụ thể ra sao, hãy cũng theo dõi những thông tin mà Pet Mart đã tổng hợp được ngay dưới đây.

Đặc điểm tính cách của rắn mũi hếch Hognose

Thông thường rắn Hognose là một loài động vật hiền lành, thân thiện. Tuy nhiên, khi phải chịu sự đe dọa thì nó sẽ có những phản ứng tương ứng. Phần bụng của chúng sẽ hướng lên trời, miệng mở ra giả vờ chết. Đặc điểm này thông thường sẽ thấy nhiều ở rắn Hognose sinh sống trong tự nhiên. Rắn nuôi nhà rất ít khi có biểu hiện này.

Ngoài ra rắn mũi hếch một tuyệt chiêu chính là phần cổ xương sườn banh rộng và phát ra tiếng khè khè. Điểm này rất giống với rắn hổ mang. Chúng cũng sẽ giả vờ muốn tấn công con người, nhưng cũng sẽ không thật sự mở miệng cắn. Chỉ để dọa dẫm thôi.

Điểm khác biệt duy nhất là chúng không có cách nào đứng thẳng nửa thân mình giống như rắn hổ mang. Tuổi thọ của rắn mũi hếch là từ 12 – 20 năm. Ngắn hay dài cũng tùy thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc của người nuôi.

Phân biệt rắn mũ hếch đực và cái

Phân biệt rắn cái và rắn mũi hếch đực cũng rất dễ dàng. Kích thước cơ thể rắn cái lớn hơn rắn đực, nhưng đuôi của rắn đực lại dài hơn đuôi của rắn cái. Muốn cho rắn Hognose sinh sản thì tốt nhất phải để rắn trải qua kì ngủ đông để thúc đẩy con đực động dục. Lúc này tỷ lệ thụ tinh sẽ tương đối cao.

Nhiệt độ của kỳ ngủ đông duy trì ở mức 12 – 15°C trong khoảng 6 đến 8 tuần. Rắn Hognose cái có thể bảo tồn tinh trùng, chỉ cần có giao phối 1 lần thì có để đủ cho nhu cầu đẻ trứng trong 1 năm. Một lứa rắn cái có thể đẻ được 10 – 40 trứng. Ở trong khoảng nhiệt độ từ 26 – 28°C khoảng 50 ngày thì trứng có thể ấp nở.

Nhiều ý kiến cho rằng, rắn Hognose cái có ăn rắn. Vì vậy rắn con hoặc là rắn đực tốt nhất đều tách ra nuôi riêng, chỉ có vào thời gian sinh sản mới nuôi chung với nhau. Về cơ bản thì rắn Hognose cũng giống như rắn Vua. Có thể tạo ra các cá thể rắn có màu sắc cơ thể đặc biệt. Các giá trị cũng theo đó mà tăng lên, điều này cũng được những người yêu thích rắn quan tâm nhiều hơn.

Rắn Hognose có độc không?

Rắn mũi hếch là một loài rắn nhỏ, có nanh độc, cũng có nọc độc nhưng hầu như không có tính tấn công. Nanh độc của chúng nằm sâu trong hàm. Cho dù khi cắn người cũng sẽ không trực tiếp bị nanh độc cắn trúng. Đồng thời độc tính của chúng cũng dịu nhẹ, chỉ đủ gây tê liệt con cóc, không đủ để ảnh hưởng đến con người.

Vì thế khi nuôi dưỡng trong gia đinh vẫn tương đối an toàn yên tâm. Hơn nữa kích thước cơ thể của rắn mũi hếch không lớn. Có thể dùng bể nuôi khoảng 65cm là đủ. Có thể dùng vỏ cây làm thành lót chuồng. Kết hợp thêm đèn sưởi nhiệt là có thể nuôi dưỡng tốt. Trong chuồng nuôi rắn mũi hếch Hognose Snake nên có một khay đựng nước để cho rắn uống khi khát

Yêu cầu nuôi dưỡng và chăm sóc của rắn mũi hếch không cao. Phù hợp với những người mới nuôi rắn. Chỉ cần chú ý một chút khi cho chúng ăn chuột là được. Ngoài ra, không có vấn đề gì quá phức tạp cả. Nếu bạn cần học hỏi thêm kinh nghiệm có thể tìm hiểu thêm cách nuôi rắn cảnh tiết kiệm và khoa học tại petmart.vn.

Thức ăn chính của rắn mũi hếch Hognose

Động vật gặm nhấm

Động vật Gặm nhấm gồm các loài trong Bộ Gặm nhấm. Là loại mồi yêu thích của rắm mũi hếch. Loại mồi này cũng rất thuận tiện vì các loài Gặm nhấm trên thị trường sinh sản rất nhanh nên sẽ không cần lo lắng rắn thiếu thức ăn. Hơn nữa đảm bảo sức khỏe cho rắn vì số lượng kí sinh trùng hay vi khuẩn trên động vật Gặm nhấm khá ít. Đồng thời cũng có thể bảo quản đông lạnh, thích hợp sử dụng trong thời gian dài.

Ếch

Ếch cũng là động vật lưỡng cư, cần chú ý đến ếch và gián, loại thức ăn này có khuyết điểm vô cùng rõ ràng, không nên cho rắn mũi hếch ăn nhiều. Hơn nữa cũng không thể dùng loại mồi này lâu dài. Ngoài ra, Ếch và Gián trên thị trường thường đều có nguồn gốc hoang dã, chứa rất nhiều kí sinh trùng và mầm bệnh, thậm chí chứa cả độc tố. Do đó không thích hợp làm thức ăn chính.

Chim

Chim cũng được coi là loại mồi khá tốt, nhưng không thích hợp làm thức ăn chính. Nguyên nhân chính là do chim chứa nhiều chất kích thích, những chất kích thích này rất khó tiêu hóa, dễ khiến rắn béo phì. Chúng phù hợp hơn với vai trò làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Ví dụ như những chú rắn bệnh nặng mới khỏi, rắn mẹ mới sinh, Rắn trong mùa đông. Loại mồi này thường ở dạng đông lạnh hoặc chim non.

Thực ra cá chứa càng nhiều kí sinh nhưng có thể thông qua đông lạnh để loại trừ phần nào nên cá cũng có thể làm loại thực phẩm bổ sung hàng ngày. Lưu ý, chỉ có thể làm thực phẩm bổ sung vì dinh dưỡng trong cá không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mà rắn mũi hếch cần nên chỉ có thể làm thức ăn vặt hoặc thực phẩm bổ sung. Có thể trực tiếp cho chúng ăn cá Vàng cỏ, cá Hồi, lươn, chạch… Cá cũng là thức ăn ưa thích của rắn Hognose.

Động vật bò sát

Nếu bắt được mồi Bò sát, rắn mũi hếch cũng sẽ không chê, nhất là mồi non. Các loại Bò sát thông thường hầu hết đều có kích thước nhỏ như thằn lằn, thạch sùng. Ngoài ra vì thể hình nhỏ nên cũng không thích hợp làm mồi chính cho rắn Hognose mà chỉ phù hợp làm thức ăn trong một vài trường hợp.

Trứng gà

Trên thực tế, trứng gà cũng giống với trứng chim, chỉ có điều trứng chim nhỏ hơn. Trong giai đoạn thích hợp, có thể làm mồi ăn cho Rắn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý số lượng trứng cho ăn. Vì dù sao trứng để lâu ngày cũng rất dễ biến chất.

Cách cho rắn mũi hếch ăn

Kích thước thức ăn của rắn mũi hếch

Kích thước thức ăn lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào độ dài hay độ “dày” của rắn mà thường dựa vào kích thước đầu của rắn để quyết định. Nguyên nhân chủ yếu do rắn có khả năng nuốt mồi rất mạnh, có thể nuốt một khối mồi to gấp 2 – 3 lần kích thước đầu.

Đầu của rắn mũi hếch khá nhỏ, cơ thể ngắn hơn so với những loài rắn cảnh khác. Do đó thức ăn của chúng cũng khá nhỏ, thường chỉ gấp đôi độ lớn của đầu rắn. Vậy nên mọi người đừng thử khiêu chiến với giới hạn nhé. Tỉ lệ hợp lí nhất giữa đầu rắn : thức ăn chỉ nên vào khoảng 1:1 đến 1:1,5 mà thôi.

Tần suất cho rắn cảnh ăn

Không nên để tần suất cho ăn quá nhanh vì rắn mũi hếch cần thời gian tiêu hóa. Do đó để cung cấp thức ăn tốt hơn, chúng ta cần điều chỉnh một tần suất hợp lí. Đồng thời cũng giúp rắn sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, cứ khoảng 3 ngày cho ăn nửa bữa. Nếu bận rộn, cũng có thể để 7 – 10 ngày mới cho ăn 1 lần. Rắn Hognose trưởng thành cứ 5 ngày thì cho ăn 1 lần.

Rèn thói quen ăn uống cho rắn

Việc rèn thói quen ăn uống cho rắn mũi hếch cần thiết, nguyên nhân chủ yếu do rắn Hognose non rất ít khi ăn Chuột đồng, thậm chí có thể nói trong môi trường hoang dã, chúng sẽ không ăn Chuột. Chúng thường ăn Cá nhỏ hoặc Thạch sùng nhiều hơn.

Tuy nhiên mọi người đều biết động vật Họ Gặm nhấm là thức ăn phù hợp nhất với rắn. Do đó nếu muốn rắn khỏe mạnh, bắt buộc phải tập cho chúng quen việc dùng chuột làm thức ăn chính. Về cơ bản chỉ cần được huấn luyện là chúng sẽ chấp nhận.

Phương pháp cho rắn Hognose làm quen với thức ăn

Phương pháp trộn mùi

Cách này dùng với những cá thể nhạy cảm với mùi nhưng nhút nhát. Là cách huấn luyện lâu dài nên cần chủ nuôi phải thật kiên trì. Sau khi cho rắn ăn cá hoặc thạch sùng, đợi sau một thời gian ổn định (khoàng 10 bữa), chúng ta có thể quét dịch cơ thể của chuột sữa lên cá hoặc thạch sùng để rắn dần chấp nhận mùi của chuột.

Thực hiện vài lần là rắn sẽ quen. Sau đó hãy làm ngược lại, thấm mùi của thạch sùng hoặc cá lên chuột, giai đoạn này sẽ lâu hơn. Cuối cùng về cơ bản rắn sẽ chịu ăn chuột. Nếu chúng vẫn không chịu, hãy thực hiện lại các bước trên đến khi nào rắn chịu mới thôi. Cách này cần thời gian khá dài, hiệu quả chậm nhưng chắc chắn có thể thành công.

Phương pháp phản xạ có điều kiện

Như đã trình bày ở trên, cần một khoảng thời gian ổn định mới thực hiện được. Gây kích thích về bản năng của rắn để huấn luyện cũng là một phương pháp. Khi lắc lư chuột trước mặt rắn, chúng sẽ há miệng hoặc trực tiếp lao tới đớp theo bản năng.

Nhưng cũng có trường hợp rắn mũi hếch sẽ sợ, sau đó chúng ta tẩm lẫn mùi thạch sùng hoặc tiếp tục lắc lư chuột để kích thích hứng thú của rắn. Chúng sẽ thăm dò vài lần nhưng thường thì chỉ cần qua 3 lần là rắn sẽ chịu ăn chuột. Cách làm này mang lại hiệu quả nhanh nhưng tỉ lệ thành công chỉ khoảng 50% mà thôi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà người nuôi rắn mũi hếch nào cũng cần phải biết. Việc nuôi rắn mũi hếch sẽ cực kì đơn giản nếu như bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào thực thế. Thời gian đầu có thể mất một chút thời gian, nhưng khi đã huấn luyện thành công vì việc nuôi dưỡng về sau bạn không cần phải lo lắng gì nữa. Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

8 kinh nghiệm cần biết cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Thường thì sống ở thành phố tỷ lệ bị rắn cắn là rất thấp. Trừ phi là bị cắn bởi ...

Đặc điểm và chế độ chăm sóc Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon

Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Chúng có nguồn gốc tại Indonesia, Philippin, ...

Kỹ thuật nuôi Rắn sọc dưa và hướng dẫn cách cho ăn

Tình trạng nuôi rắn sọc dưa bị kén ăn khá phổ biến. Kén ăn không phải bệnh riêng của người, ...

Cách nuôi Kỳ Đà Hoa đạt kích thước lớn nhất châu Á

Để tìm hiểu về các cách nuôi Kỳ Đà Hoa, Pet Mart đã có những chia sẻ kinh nghiệm với ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *