Chó bị rối loạn tiêu hóa nên cho ăn uống thế nào?

Chó bị rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường gặp ở chó. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, Pet Mart sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin quan trọng liên qua tới vấn đề này.

Nguyên nhân chó bị rối loạn tiêu hóa

Chó bị rối loạn tiêu hóa do không được nuôi dưỡng đúng cách. Lúc cho chó ăn quá no, lúc để chó quá đói, ăn vồ vập. Chất lượng thức ăn cho chó không tốt. Thực phẩm vào mùa lạnh quá lạnh, mùa hè thì để thức ăn bị ôi thiu biến chất. Dụng cụ đựng thức ăn không sạch sẽ, không rửa và khử độc sau thời gian sử dụng dài.

Đây chính là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến chó bị rối loạn tiêu hóa. Đây là bệnh mà nguyên nhân chủ yếu do sai xót của chủ nuôi. Ngoài ra, việc kiểm soát chó cưng không được đảm bảo khiến chúng ăn phải thức ăn lạ. Tiếp xúc với các loại thức ăn không đảm bảo ngoài môi trường, trong sọt rác…

Biểu hiện chó con bị rối loạn tiêu hóa

Chó bị rối loạn tiêu hóa có nước tiểu và phân có lẫn tạp chất. Đôi khi nước tiểu có lẫn những vụn và máu. Chó con bị đau bụng nhẹ, nhiều trường hợp chó bị tiêu chảy. Thích nằm ở những nơi tối, vùng bụng bị chướng, lưỡi có nấm màu vàng, cơ thể mất nước nhanh, nước tiểu hơi vàng. Thời gian phát bệnh thường từ 2 – 5 ngày. Chủ nhân có thể dựa vào những thay đổi trong thói quen của chó cưng để phát hiện bệnh dễ dàng.

Nếu phát hiện sớm bạn có thể điều trị cho chó cưng tại nhà. Nếu để tình trạng kéo dài, bệnh tình phát triển phức tạp sẽ rất nguy hiểm.

Cách chữa bệnh đường tiêu hóa ở chó

Đối với chó bị rối loạn tiêu hóa rất dễ để điều trị nếu phát hiện kịp thời. Đầu tiên ngừng cho ăn 1 ngày. Sau 24 tiếng cho ăn các món dễ tiêu như canh rau, cháo. Có thể cho uống thuốc trợ tiêu hóa. Cách phòng bệnh tốt nhất là áp dụng cách nuôi phù hợp. Phải cho ăn đúng giờ, đúng khẩu phần, không nhiều không ít.

  • Chó con dưới 1 tuổi: có thể cho ăn 1 ngày 4 – 5 lần.
  • Chó trưởng thành: 2 – 3 lần.

Thức ăn nên nấu chín, nhiều loại, trộn cả thức ăn thô và thức ăn tinh. Ví dụ như có thể trộn cơm, mì, bắp, rau cần, củ cải, cải trắng, thịt nấu chín, canh xương… Đảm bảo chó hấp thụ lượng dinh dưỡng cân bằng. Đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng.

Nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng thú cưng chưa có chuyển biến tích cực, chủ nhân nên đưa cún con tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra kĩ hơn. Có thể ngoài các vấn đề về đường tiêu hóa, cún cưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Điều này khiến cho sức khỏe của chúng có nhiều thay đổi.

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó con bú sữa

Chó con sẽ bị đi ngoài nếu bú phải dịch hậu sản. Hoặc phân từ bộ phận sinh dục của chó mẹ. Trong phân và dịch hậu sản có nhiều vi khuẩn và chất mà chó con không thể tiêu hóa đươc. Vì thế cần phải vệ sinh sạch bộ phận sinh dục và hậu môn của chó mẹ sau khi sinh (2 tiếng vệ sinh 1 lần là tốt nhất).

Chó con sau sinh, phải uống thêm men Biosutin 2 lần/1 ngày. Chó con cho uống mỗi lần 2-4 giọt. Men có tác dụng giải quyết đầy bụng chướng hơi, giải quyết sữa thừa, sữa viêm. Nên sẽ tránh được bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó con.

Hiện tượng chó con bú nhau, bú liếm bộ phận sinh dụng và hậu môn của nhau… là chuyện bình thường. Vậy cần phải chú ý theo dõi thường xuyên. Con nào có hiện tượng bú con khác thì ta cho bú sữa luôn. Hãy luôn lau sạch hậu môn cho chó con hàng ngày. Cứ 4h một lần hoặc con nào ị thì vệ sinh ngay.

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của cún sơ sinh. Nhưng phải là sữa sạch thì đó mới tốt. Vú viêm là nguyên nhân làm chó con đau bụng, thở gấp. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó con. Vì vậy phải kiểm tra thường xuyên. Vú bị viêm thì bịt băng dính lại không cho chó con bú nữa.

Hy vọng, với bài viết trên của bác sĩ thú y có thể giúp bạ chăm sóc thú cưng của mình tốt nhất. Đặc biệt là trong việc cho chó ăn uống. Hệ tiêu hóa của chó con rất yếu, chính vì vậy nên lựa chọn những loại thức ăn cho chó phù hợp nhất cho chúng. Đảm bảo vừa dễ tiêu, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng.

3.5/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *