Cẩm nang cách nuôi và huấn luyện chó Doberman

Nếu bạn đang loay hoay tìm cách huấn luyện chó Doberman và cách nuôi sao cho chúng luôn khỏe mạnh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Pet Mart nhé. Chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn.

Việc huấn luyện chó Doberman một cách khoa học sẽ giúp chú chó phát triển toàn diện. Hơn nữa sẽ giúp bạn có được một trợ thủ đắc lực cho mình. Chó Doberman cũng là một người bạn thân thiết của gia đình nếu được huấn luyện từ nhỏ. Hãy cùng theo dõi nhe.

Cách nuôi chó Doberman

Giống chó Doberman là một dòng chó lớn có nguồn gốc từ Đức. Chúng được phát triển từ những năm 80 của thế kỉ 19. Doberman là giống chó được đánh giá cao bởi trí thông minh, sự trung thành. Việc huấn luyện chó Doberman cũng rất đơn giản. Đặc biệt là khả năng bảo vệ của chúng

Là giống chó có kích thước lớn và mức độ hoạt động cao, Doberman tiêu tốn khá nhiều năng lượng để duy trì hoạt động. Do đó chúng cần được cung cấp lượng dinh dưỡng khá cao. Tương tự như các giống chó bảo vệ khác, cách nuôi chó Doberman bạn cần chú ý về vấn đề dinh dưỡng của chúng.

Cách nuôi chó Doberman tốt nhất là xây dựng thực đơn cho chó khoa học, cân đối. Khẩu phần ăn của giống chó Doberman cần có đầy đủ chất bột, đạm, béo, vitamin, chất xơ và khoáng chất. Một chế độ ăn tiêu chuẩn sẽ bao gồm cơm… Các loại thịt bò, lợn, gà hoặc nội tạng, rau củ quả.

Những chú chó con đang độ tuổi phát triển rất cần được bổ sung Canxi. Nguồn cung cấp Canxi phổ biến nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng, vỏ trứng, hải sản… Canxi giúp răng và xương chắc khỏe, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa của chó.

Cá cũng là một trong những thực phẩm cần có trong thức ăn cho chó Doberman. Trong cá chứa nhiều dinh dưỡng không có trong thịt gia súc, gia cầm. Đặc biệt thịt cá rất dễ tiêu và tốt cho hệ tiêu hóa của chó. Tuy nhiên nên sơ chế cá sạch sẽ và nấu chín trước khi cho ăn.

Lưu ý khi chăm sóc chó Doberman

Chó Doberman không phải là giống chó sống trong căn hộ chật hẹp. Chúng cần có không gian rộng rãi để chạy nhảy, vận động. Đồng thời thuận tiện cho việc huấn luyện chó Doberman. Chúng thích hợp với những ngôi nhà có sân vườn, trang trại, nhà xưởng.

Nếu nuôi Doberman trong đô thị, bạn cần cho chúng ra ngoài dạo chơi thường xuyên. Việc vận động hàng ngày vừa giúp chúng thể hiện bản năng, vừa nâng cao sức khỏe thể chất cho chó. Những chú chó được hòa nhập với xã hội từ nhỏ sẽ trở nên hiền lành hơn khi lớn lên.

Chó Doberman thường được cắt đuôi và tai để tạo dáng ngầu hơn. Tuy nhiên điều này đã bị cấm hoàn toàn tại 12 nước châu Âu và nhiều vùng ở Mỹ. Do đó ngày càng nhiều những chú chó trưởng thành xuất hiện với đôi tai cụp và đuôi dài.

Nếu muốn tạo hình cho chó, bạn có thể tiến hành cắt đuôi khi chó mới sinh được vài ngày. Do lúc này xương đuôi chó con vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Lưu ý không tự cắt tại nhà nếu bạn không có kinh nghiệm để tránh sự cố đáng tiếc.

Một số cách nuôi chó Doberman sai lầm

Một số chủ nuôi Việt Nam thường có những cách nuôi chó Doberman sai lầm như sau:

  • Xích chó 24/7 và nhốt trong chuồng liên tục do sợ chó hung dữ.
  • Không cho các bạn ấy tiếp xúc với con người nhiều. Việc ít khi gặp người lạ sẽ làm Doberman trở nên hung dữ và khó gần.
  • Không huấn luyện chó Doberman ngay từ khi còn nhỏ.

Các bệnh thường gặp ở chó Doberman

Bênh đau dạ dày

Một loại bệnh mà các chú chó Doberman thường gặp phải là chứng đau dạ dày và tiêu chảy nhẹ. Trường hợp này có thể là do những nguyên nhân đơn giản gây ra. Ví dụ như bị căng thẳng hay cách nuôi chó Doberman có vấn đề. Có thể dó sự thay đổi nguồn nước uống. Dạ dày của những chú chó Doberman trưởng thành cũng nhạy cảm không kém. Chính vì vậy bạn cần phải để ý kỹ khẩu phần ăn của chúng.

Cần phải điều chỉnh những triệu chứng đau bụng này. Nếu sau 1 – 2 ngày mà vẫn không khỏi thì phải đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y kiểm tra. Bạn phải giám định cả nguồn thức ăn cho chó, cũng như chất thải của chúng. Tiêu chảy đã rất nguy hiểm nhưng sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu chú chó không đi vệ sinh được. Chứng táo bón có thể là do khẩu phần ăn. Cũng có thể do thiếu tập luyện.

Trong trường hợp tệ hơn có thể gây ra chứng tắc nghẽn đường ruột. Giống chó Doberman thường nuốt tất cả những thứ linh tinh vào bụng. Bạn nên giữ ngoài tầm những thứ mà chú Doberman nhà bạn có thể nuốt. Cách huấn luyện chó Doberman tốt nhất là chỉ được nhai những gì mà bạn đưa cho.

Bệnh đường tiết niệu

Có nhiều cách nuôi chó Doberman, tuy nhiên dù là cách nào đi nữa bạn cũng cần để ý những vấn đề về đường tiểu. Đường tiết niệu là một vấn đề cũng cần phải được quan tâm. Đối với chó đực, việc biểu lộ sự do dự hay căng thẳng khi tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về đường tiểu.

Cần phải được đưa đi bác sĩ thú y khám ngay. Bản năng của giống đực là đánh dấu lãnh thổ. Các “anh chàng” Doberman thường đánh dấu bằng cách cẩn thận tè vào từng điểm rải rác quanh sân hay những chỗ lạ. Chó đực sẽ rất sẵn sàng trữ nước lại để dùng trong trường hợp có những thứ cần phải đánh dấu. Hãy huấn luyện chó Doberman biết đi vệ sinh đúng chỗ ngay từ nhỏ.

Tuy nhiên, điều đó lại tạo điều kiện cho vi khuẩn nảy sinh. Còn đối với con cái, vấn đề về đường tiểu dễ gặp phải nhất là bị nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt là trong độ tuổi phát dục hay trong thời gian động đực. Dấu hiệu thường thấy nhất khi chó cái bị nhiễm trùng đường tiểu là sốt, tiểu ra nhà, và phân có lẫn máu.

Bệnh nhiễm trùng tai

Đôi tai của chó Doberman cần phải được lau sạch và kiểm tra thường xuyên. Nếu tai đã được tỉa thì không còn phải lo gì nữa. Còn nếu chưa, tai vẫn còn mềm như lúc mới sanh thì cần phải được chăm sóc kỹ để tránh nhiễm trùng. Cách phòng ngừa nhiễm trùng phổ biến nhất là dùng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng. Bạn không nên khuấy rửa quá sâu vào bên trong tai tránh bị tổn thương.

Nếu không lau rửa thường xuyên, những chú chó Dobermann còn nguyên tai (tai tự nhiên) sẽ có thể bị nhiễm trùng nhiều lần trong suốt cuộc đời của nó. Mục đích chủ yếu là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Triệu chứng bị nhiễm trùng thường là: nổi mẩn đỏ, bị sưng, sốt hay bốc mùi.

Nếu phát hiện những triệu chứng này, cần phải đưa chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để kịp thời. Việc này giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng, không cho nó tiến triển nặng đến mức khó chữa.

Bệnh răng miệng của chó Doberman

Nếu bạn không biết cách nuôi chó Doberman cũng có thể khiến chúng có nguy cơ mắc các bệnh về răng miêng. Những chú chó không thể sủa được là nó đang bị đau. Trong thế giới loài chó, biểu lộ bị đau đớn là có lỗi. Do đó chúng sẽ học cách che dấu cái đau của mình.

Đối với những vấn đề về răng miệng cũng vậy. Nhiều người nghĩ vấn đề răng miệng của chó không đáng quan tâm lắm. Thực ra cho chúng ít đồ để gặm cho khỏe răng hay cho uống sữa làm sạch chất sừng của răng vẫn chưa đủ.

Vì vậy, cách nuôi chó Doberman tốt nhất là cần đánh răng hàng tháng và cạo sạch bựa hàng năm cho chúng. Nướu và răng hư cũng phải được kiểm tra thường xuyên. Chăm sóc răng miệng cũng cần thiết như chăm sóc những chỗ khác trên người. Răng chó con không cần chăm sóc nhiều vì nó còn thay răng. Tuy nhiên, tập đánh răng cho chó ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp cho chú cún trở nên quen với những chăm sóc khác sau này.

Chó Doberman hay bị rụng lông

Chó Doberman khá ít lông. Tuy nhiên, lông và da là hai bộ phận thể hiện rõ tình hình của sức khỏe của chó như thế nào. Nguyên nhân có thể do giống, cách nuôi chó Doberman không tốt như thức ăn kém chất dinh dưỡng, kém vệ sinh. Lông rụng, bám gàu và nổi mụn là dấu hiệu cho thấy chú chó đang có vấn đề về sức khỏe.

Những giống Doberman hiếm có như Doberman xanh hay nâu vàng (Isabella) có tỷ lệ mắc bệnh về lông, da và các chứng bệnh khác cao hơn các giống Doberman còn lại. Tình trạng rụng lông ở chó có thể xảy ra theo hai hướng.

  1. Bộ lông ngày càng bị rụng thưa dần đi.
  2. Rụng lông theo từng mảng.

Nếu thay đổi cách nuôi chó Doberman và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến rụng toàn bộ lông. Lông rụng mỏng dần đi có thể là do chó bị căng thẳng. Giống như trường hợp chó cái thường rụng lông sau khi sinh. Chính vì vậy bạn cần hết sức chú ý trong cách nuôi chó Doberman.

Cách huấn luyện chó Doberman

Khen thưởng kịp thời khi huấn luyện chó Doberman

Đầu tiên, trong cách huấn luyện chó Doberman, yêu cầu chủ nhân phải vuốt ve, giao lưu nhiều với chúng. Việc này để tạo cảm tình giữa chó Doberman với chủ nhân. Hãy để chó Doberman có thể cảm nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của bạn. Hành động như vậy không chỉ kéo gần khoảng cách với chúng, còn có thể khiến chúng cảm thấy an toàn.

Luôn khen thưởng đúng lúc khi chó làm đúng và sau khi kết thúc buổi huấn luyện. Việc khen thưởng sẽ giúp khích lệ tinh thần và duy trì hứng thú. Lúc này chó sẽ cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của chủ. Mặc dù vỗ về là điều cần thiết, nhưng bạn không nên cưng chiều chúng. Chó con cần được học các quy tắc trong gia đình ngay từ nhỏ. Đặc biệt là đi vệ sinh đúng chỗ và thân thiện với người nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Huấn luyện chó Doberman cần kiên quyết, dứt khoát

Giống chó Doberman Pinscher bẩm sinh đã có tính cách dũng mãnh, kiên cường. Chúng luôn phục tùng và trung thành tuyệt đối với chủ. Vì vậy khi huấn luyện chó Doberman, người nuôi cần có thái độ nghiêm túc. Tỏ rõ sự uy quyền và không mềm mỏng với chúng.

Thứ hai, tuy nhấn mạnh là phải quan tâm và vuốt ve chó Doberman trong huấn luyện, nhưng tuyệt đối không thể cưng chiều chúng một cách không nguyên tắc. Chó Doberman trong cuộc sống gia đình, khi tiếp nhận huấn luyện nên học quy tắc, không thể tùy tiện.

Vì thế, khi chó con cố tình nghịch ngợm, chủ nhân cũng phải có thái độ kiên quyết phê bình. Đồng thời dạy bảo chúng, để ngăn ngừa chúng có những hành vi không tốt. Cũng tránh để chúng mang lại những rắc rối đến cuộc sống gia đình.

Cách huấn luyện chó Doberman mà lạm dụng bánh thưởng cho chó cũng không hay. Bởi chó sẽ có thói quen chỉ làm theo hiệu lệnh khi nào có thức ăn. Điều này sẽ làm cản trở quá trình huấn luyện chó Doberman. Các loại thức ăn vặt nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho chó.

Một số bài huấn luyện chó Doberman

Cũng tương tự như các giống chó khác, nội dung huấn luyện chó Doberman còn tùy vào mục đích của chủ nuôi. Nhưng những bài học cơ bản không thể bò qua như dạy chó đi vệ sinh, đứng, ngồi nằm, sủa theo lệnh…

Ngoài, đối với việc huấn luyện chó Doberman mà nói, thể lực vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nên tập các bài tập có nội dung về sức bền như chạy bộ, kéo co, chạy zic zac… Mỗi ngày Doberman có thể cùng bạn rèn luyện sự dẻo dai, sức khỏe bằng các bài tập chạy bền. Bạn có thể tăng dần thời gian chạy mỗi ngày lên cho Doberman.

Đuổi bóng, bắt bóng cũng là bài tập rèn luyện cơ chân hiệu quả cho Doberman. Bạn có thể sử dụng bóng hay thay thế bằng vật khác ném ra xa, cho Doberman đuổi theo mang lại vừa rèn luyện cơ bắp vừa rèn luyện cơ hàm cho Doberman.

Chú ý, tập luyện từ từ không nên quá sức sẽ khiến chú chó cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Việc tập luyện cũng sẽ giúp bạn và chú chó của mình trở nên gần gũi với nhau hơn. Thông qua đây bạn có thể hiểu hơn về chú chó của mình. Từ đó xây dựng những bài huấn luyện chó Doberman phù hợp với khả năng của chúng.

Huấn luyện chó Doberman hiệu quả cần phải tập luyện

Cũng tương tự như các giống chó khác, cách huấn luyện chó Doberman cần sự kiên nhẫn. Không nên vì cún con không hiểu bài mà nhanh chóng bó cuộc. Tốt nhất nên huấn luyện khi chúng còn nhỏ. Tạo cho chúng những thói quen tốt ngay từ đầu.

Các bài học về sau sẽ được tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Xây dựng kế hoạch luyện tập thường xuyên và khoa học. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần. Mỗi lần khoảng 5 – 10 phút là tốt nhất. Vừa đảm bảo cho chó con nhớ bài, vừa giúp chủ nhân và cún con thêm gần gũi nhau hơn.

Trên đây là cách nuôi chó Doberman cũng như cách huấn luyện chúng. Hy vọng bạn có thể tích lũy và áp dụng những nội dung này một cách thành công. Chúc cho chú chó của bạn luôn khỏe mạnh và biết nghe lời.

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *