Cách nhổ lông tai và vệ sinh tai cho chó hàng ngày

Việc nhổ lông tai và vệ sinh tai cho chó là một trong những bước vô cùng quan trọng. Chó là loài động vật có cơ quan thính giác phát triển nên bạn cần chăm sóc tai của chúng thật cẩn thận. Một chiếc tai khỏe mạnh có thể giúp ích rất nhiều cho chúng trong các hoạt động hàng ngày.

Vệ sinh tai cho chó không còn là một vấn đề mới nhưng làm thế nào để có thể vệ sinh một đúng cách và đúng quy trình thì không phải ai cũng có thể làm được. Đặc biệt là khi phải nhổ lông tai chó ở phía bên trong và vệ sinh ở những nơi nhạy cảm, khó thực hiện nhất.

Tuy nhiên, nhiều chú chó lại không thích cho người khác động vào tai của chúng. Làm cho công việc này trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, trước khi bạn nhổ lông tai chó và làm sạch tai cho cún cưng, bạn phải tìm hiểu làm thế nào để khiến chú chó của mình trở nên quen dần với việc này. Đồng thời khiến chúng trở nên thích thú. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được phương pháp làm sạch tốt nhất.

Vệ sinh tai cho chó để làm gì?

Tai của những chú chó được cho là khỏe mạnh khi sạch sẽ, không có mùi lạ, không có vết bẩn, màu hồng phấn. Có một các giống chó cần thường xuyên loại bỏ lông tai như chó Shih Tzu, Poodle, Cocker… Nếu không nhổ lông tai chó thì rất khó để làm sạch. Vì vậy, đối với các giống chó kể trên, trước khi vệ sinh tai cần phải nhổ lông tai sạch sẽ. Bao gồm cả phía mặt ngoài và bên trong của tai.

Hiện nay, nhiễm trùng tai là một trong những căn bệnh phổ biến nhất gây tổn thương đến tai của chó. Vì thế phải thường xuyên kiểm tra và vệ sinh tai cho chó cưng của bạn. Tốt nhất là nên thực hiện mỗi ngày để tránh các vấn đề về nhiễm trùng, viêm tai, thối tai. Bạn có thể dễ dàng quan sát được những dấu hiệu bất thường liên quan tới tai của chó cưng như:

  • Chó tắm rồi vẫn hôi, mặc dù bạn đã tắm cho chó rất kĩ và sạch sẽ. Tuy nhiên, mùi hôi có thể do tai chó có vấn đề.
  • Tai của chó bị bẩn, thậm chí nhìn như có đất ở phía trong khiến chó cưng cảm thấy khó chịu.
  • Chú chó của bạn thường lắc đầu không tự nhiên. Dùng móng gãi lấy gãi để tai của mình và gây xước da, chảy máu.

Những dấu hiệu trên cho thấy tai chó rất bẩn hoặc đã bị bệnh. Cần vệ sinh ngay lập tức, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sẽ rất khó để khắc phục. Thậm chí có thể gây điếc cho chó. Tốt nhất nên vệ sinh tai  chó hàng tuần sẽ giữ cho đôi tai của chúng luôn sạch sẽ. Và cũng giúp bạn thấy được chú chó của mình khi khỏe mạnh sẽ vui vẻ, năng động như thế nào.

Cách nhổ lông tai chó

Vệ sinh tai cho chó có thể thực hiện được ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu chú cún của bạn chưa làm quen với việc này hãy nhờ tới sự trợ giúp của người khác. Giữ chú chó của bạn nằm yên và bình tĩnh hơn khi bạn nhổ lông tai chó và làm sạch nhanh hơn. Kết hợp với các sản phẩm vệ sinh tai cho chó để tai chó sạch hơn, thơm hơn.

Một số chú chó có nhiều lông bên trong tai sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, mảng bám và tích lũy ráy tai. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để tìm ra cách xử lý tốt nhất cho chú cún của bạn. Việc nhổ lông tai chó cần đến kỹ năng và sự khéo léo.

Nếu không điều này có thể gây khó chịu cho chúng, đôi khi là làm xước phần da tai của chúng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên mua bột nhổ lông tai chó để hỗ trợ. Hoặc tham khảo sử dụng dịch vụ cắt tỉa lông chó trọn gói tại Pet Mart.

Khi tiến hành nhổ lông tai chó và vệ sinh cho chúng cần tiến hành một cách nhẹ nhàng. Cho chúng ăn món ăn chúng thích như gel dinh dưỡng, xúc xích, bánh thưởng… Trong khi đó bạn hãy xoa bóp bên ngoài. Rồi từ từ vào trong tai. Lặp lại cho đến khi chú chó của bạn thực sự thích được làm những điều đó. Khi chúng chấp nhận tất cả các thao tác tác động trên của bạn, tiếp tục sử dụng với miếng vải và bông gòn. Cứ thế tiếp tục làm lặp lại.

Những chú chó có tai mềm cần phải được làm sạch thường xuyên hơn so với những chú chó có đôi tai dựng đứng. Với những chú chó có nhiều lông bên trong tai nên làm sạch kĩ hơn. Loại bỏ những túm lông càng ngày càng mọc nhiều trong tai. Phần lông tai này sau khi nhổ sẽ nhanh chóng mọc lại. Vì vậy, hãy kiểm tra tai cho cún thường xuyên hơn nhé.

Sử dụng dung dịch vệ sinh tai cho chó

Khi đã nhổ lông tai chó sạch sẽ, bắt đầu tiến hành vệ sinh tai. Chú ý rửa tay trước và sau khi làm sạch tai và chỉ làm sau khi chú chó của bạn đã sẵn sàng:

  • Xịt một lượng nhỏ dung dịch làm sạch tai vào ống tai. Cần cho thuốc khéo léo, đừng để vòi xịt vào trong ống tai tránh bị phản tác dụng. Khi bạn đã cho thuốc vào trong tai. Tiến hành xoa bóp khắp tai để tạo cảm giác dễ chịu khắp vùng tai. Chuẩn bị tinh thần cho chú chó của mình trước khi bắt đầu áp dụng các giải pháp làm sạch chính.
  • Đưa một miếng bông vào và bắt đầu làm sạch. Loại bỏ “rác” trong tai cún. Bạn có thể dùng bông tăm để làm sạch đường nứt ở đáy tai. Nhưng không chèn bông tăm vào trong ống tai.

Dùng giấm để vệ sinh

Pha nước ấm và giấm với tỉ lệ 1:1. Không nên cho quá nhiều. Mỗi bên tai của cún chỉ sử dụng một vài thìa là đủ. Đảm bảo nhiệt độ thích hợp để tránh việc chúng bị sợ hãi quá mức. Nhúng bọt biển vào dung dịch trên. Sau đó, vắt nước thừa ra. Đảm bảo bọt bóng ẩm chứ không có nước nhỏ giọt.

Vì nước sẽ có thể chảy vào tai của chó trong quá trình bạn làm vệ sinh. Nhẹ nhàng lau sạch tai cho cún. Bạn phải làm sạch các mảng bám và bụi bẩn mà bạn có thể nhìn thấy được. Đối với những chú chó nhỏ, sử dụng bông gòn là tốt nhất. Chú ý khi vệ sinh phải rất cẩn thận. Không cho vào quá sâu, ảnh hưởng đến thính giác. Chỉ cần bạn thao tác cẩn thận, không dùng lực quá mạnh là được

Dùng nước vệ sinh tai cho chó

Quấn lỏng gạc quanh ngón tay trỏ của bạn. Cách này sẽ tạo sự an toàn và nhẹ nhàng hơn so với tăm bông. Dùng gạc sạch thấm dung dịch làm sạch tai cho chó. Những giống chó khác nhau sẽ có cấu trúc tai khác nhau, vì vậy cách làm sạch cũng khác nhau. Chú ý bạn không được ngâm gạc, nếu bạn vô tình thấm quá nhiều dung dịch, thì có thể lấy thêm gạc khô. Dung dịch làm sạch tai này không gây hại và dị ứng cho cún cưng.

Chú chó của bạn sẽ không thể được làm sạch tai nếu bạn không nắm rõ được quy trình vệ sinh. Cách dễ dàng nhất là bạn có thể học hỏi kỹ năng từ người đã có kinh nghiệm về vấn đề này. Họ sẽ hướng dẫn và giúp đỡ bạn, như vậy việc tiếp nhận thông tin mới đảm bảo chính xác.

Để chó lắc đầu tự giũ sạch tai

Sau khi vệ sinh tai cho chó xong, bạn sẽ thấy chú cún của mình lắc đầu rất nhiều lần. Đây là hành động giũ tai của chúng. Những chất bẩn còn xót lại bên trong sẽ theo đó mà bắn ra ngoài. Chính vậy, bước cuối cùng bạn cần kiểm tra lại tại một lần nữa.

Xác nhận lại xem tai chó đã thật sự sạch hay chưa. Nếu sau khi chó giũ tai mà tai chó vẫn còn bẩn, hoặc có những mảnh vụn bẩn nằm phía bên ngoài tai thì hãy lấy bông lau sạch. Chú ý lau tai chó thật khô, không để tai bị ẩm dẫn tới viêm tai.

Cách nhổ lông tai và vệ sinh tai cho chó Poodle

  1. Đầu tiên, bạn hãy lật tai của chó lên, để tai nằm nghiêng để có thể dùng mắt quan sát dễ nhất. Nếu chú chó của bạn không có thái độ hợp tác, để chú chó đứng ở trên ghế hoặc bàn cao hơn một chút. Chú chó sẽ sợ độ cao sẽ buộc phải hợp tác với bạn hơn.
  2. Sau khi rửa sạch tay của bạn, rắc bột nhổ lông tai chó lên 1 tờ giấy ăn nhỏ. Dùng que bông chấm một ít bột ít một. Chú ý bôi bột thật đều ra tai chó, không để vón cục ở một khu vực.
  3. Chà đều bột lên da bên trong tai. Sau đó dùng tay mát xa một chút càng tốt. Phải chú ý không được đi quá sâu vào trong tai, tránh làm chó bị tổn thương. Nếu mà đưa bột vào quá sâu trong tai thì sau đó rất khó làm sạch, sẽ khiến bị tắc trong tai của chúng rất khó để lấy ra.
  4. Có thể dùng tay nhổ lông tai chó ở phía bên ngoài. Thao tác này có thể thực hiện rất nhanh chóng tiện lợi. Vào sâu hơn một chút thì dùng nhíp để nhổ lông tai chó. Đầu nhíp có thể quấn thêm 1 lớp bông mỏng tránh làm chó bị tổn thương. Qui trình thao tác nhổ lông tai nên chọn nơi có nhiều ánh sáng để làm. Lúc nhổ lông có thể nói chuyện hoặc vuốt ve chúng.
  5. Sau khi nhổ lông tai chó xong, dùng bông ngoáy tai làm sạch tai và xử lý bột trong tai. Động tác này nên nhẹ nhàng một chút, mỗi góc trong tai đều phải làm sạch sẽ. Sau khi hoàn thành bước này tai sẽ rất sạch sẽ.
  6. Làm sạch xong một bên tai không cần lập tức nhỏ lại thuốc rửa tai, vì phải để tai chó thông khí. Sau khi làm xong hai bên tai, nhỏ thuốc một thể cũng được
  7. Nhẹ nhàng mát xa, giúp tai trơn và bóng hơn.

Hy vọng, sau khi đọc bài viết này bạn có thể tự mình nhổ lông tai chó và làm sạch cho chúng. Trong quá trình vệ sinh tai nếu phát hiện tai có mủ, chảy nước, có mùi hôi thối… lập tức đưa cún cưng tới bác sĩ thú y ngay nhé. Để bảo vệ sức khỏe cho chú chó của bạn, tốt nhất hãy kiểm tra và vệ sinh tai chó ít nhất mỗi tuần 1 lần.

5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

1 bình luận “Cách nhổ lông tai và vệ sinh tai cho chó hàng ngày

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *