Quá trình đỡ đẻ cho chó bao gồm nhiều trình tự khác nhau. Nếu bạn chưa từng chăm sóc chó mang thai, chó sắp sinh, đã sinh và sau sinh thì không nên bỏ qua bài viết này. Những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với cún cưng trong khoảng thời gian nhạy cảm này. Pet Mart sẽ hướng dẫn các bạn có thể áp dụng trong lúc khẩn cấp nếu bác sĩ thú y không đến kịp thời hoặc chó đã vỡ ối.
Tại sao cần phải đỡ đẻ cho chó khi sắp vỡ ối?
Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt của chủ nhân. Và đôi khi chủ nhân phải đỡ đẻ cho chó để bảo đảm “Mẹ tròn con vuông”. Phần lớn chó tự “đỡ đẻ” theo bản năng. Nhưng chủ nhân nên quan tâm để tránh sự cố đáng tiếc.
Có những giống chó rất khó đẻ: chó Bull Dog, Boxer, Chihuahua, Pug, Corgi, Phốc hươu, Poodle, Lạp xưởng… Hoặc chó được nuôi chăm “quá cẩn thận” hoặc bị còi cọc ốm yếu cũng rất khó đẻ. Trong một ca đẻ cũng có con sinh ra dễ, con ra khó do tư thế ngôi thai hoặc tình trạng sức khỏe chó mẹ.
Trường hợp chó mẹ bị mất sức, nếu không được đỡ đẻ rất dễ xảy ra biến chứng. Chó con ở quá lâu trong bụng mẹ có thể bị ngạt nếu không được can thiệp. Thai chết lưu gây nhiễm trùng ở chó, làm chết cả chó mẹ lẫn con.
Vì vậy đỡ đẻ cho chó là sự hỗ trợ rất cần thiết. Tuy nhiên chỉ dựa vào kinh nghiệm về sinh sản của chủ chó là chưa đủ mà còn cần hướng dẫn của chuyên gia. Tốt nhất bạn nên tìm sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn nhân giống hoặc các bác sĩ thú y.
Dự kiến ngày sẽ sinh đẻ của chó
Cần dự kiến trước thời gian sinh để có kế hoạch chuẩn bị đỡ đẻ cho chó, bạn cần căn cứ vào thời điểm phối giống chó lần đầu. Thống kê được chính xác số lần và thời gian phối. Quan sát độ to nhỏ của bụng và đi siêu âm để biết được số lượng thai. Nếu như không siêu âm thì để ý bụng. Càng nhỏ số lượng thai ít thì thời gian mang bầu càng dài. Phần lớn trên 64 ngày mới sinh, gọi là “lên ngày”. Thậm chí có trường hợp chửa đến 68 – 70 ngày.
Ngược lại thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm. Có con 57 – 58 ngày đã sinh. Cứ quá 55 ngày thai là con sẽ sống được. Còn trước là không thể hoặc rất khó. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con “già ngày hơn”.
Tỷ lệ chó mẹ sinh vào nửa đêm rất lớn, không tiện để đưa đến bệnh viên. Bạn có thể di chuyển từ từ, mát xa từ trên xuống dưới phần bụng của chó mẹ. Đồng thời chó chúng ăn một ít thức ăn bổ sung thế lực, để giúp chúng thuận lợi sinh sản.
Chuẩn bị cho quá trình sinh sản của chó mẹ
Chó mẹ trong quá trình sinh sợ rằng sẽ rơi vào tinh trạng mệt mỏi. Để có thể bổ sung năng lượng kịp thời, có thể chuẩn bị những thức ăn cho chó dễ tiêu hóa mà có đủ dinh dưỡng. Cho chó ăn trước khi sinh.
Trước khi sinh phải làm sạch núm vú của chó mẹ. Cạo lông xung quanh và lau sạch cơ quan sinh dục. Quá trình đỡ đẻ cho chó có thể co những cơn co giãn tử cung kèm theo cơn đau. Chó mẹ thở hổn hển, sau đó rất nhanh, hậu môn và bộ phận sinh dục to ra.
Lúc này chỉ thấy chó mẹ dùng lực co bụng lại, chó con trong lớp màng bọc được ra đời. Trong quá trình sinh, tốt nhất chủ nhân nên ở bên đồng hành cùng chúng. Để chó mẹ tự chăm sóc chó con, chủ nhân chỉ cần ở bên để giúp đỡ khi cần thiết là được.
Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ cho chó
Đầu tiên, chúng ta phải chuẩn bị một cái ổ lớn hoặc nệm cho chó mẹ, tốt nhất là bằn gỗ hoặc giấy. Ổ đẻ cần đặt trong góc yên tĩnh, ấm áp và tránh gió. Trong ổ lót một ít vải, nhưng không được nhiều quá để tránh chó con bị mắc kẹt. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ của chó mẹ. Độ cao tối đa 20cm, lót vải sạch phía dưới. Nhiệt độ ổ chó đẻ dao động ở mức 26-27°C, độ ẩm < 80%. Nên có nhiệt kế, ẩm kế để đo nhiệt độ và độ ẩm tại nơi chó đẻ. Nếu dùng máy sưởi mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết do quá nóng.
Chuẩn bị công cụ trước khi đỡ đẻ cho chó gồm: vài miếng khăn sạch, kéo, chỉ, vải bông, thuốc khử trùng, chậu rửa, báo cũ. Tốt nhất nên có thiết bị cách nhiệt (bóng đèn, chăn điện, khăn dày,…) vào mùa đông.
Nếu không quá hiểu biết quá trình sinh sản của chó cái, tốt nhất liên hệ với bác sĩ thú y hoặc hỏi những người có kinh nghiệm. Nếu bạn nuôi giống chó có tỷ lệ khó sinh tương đối lớn, tốt nhất để bác sĩ tiếp nhận đỡ đẻ. Nếu là chủ nhân đỡ đẻ, tốt nhất nên hiểu biết toàn bộ quá trình sinh, để tránh xảy ra tai nạn khi sinh.
Các bước chuẩn bị để đỡ đẻ cho chó
- Trước khi đẻ 24 giờ Đã có sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm (sụt bụng). Có phản xạ ỉa đái nhiều lần (ỉa són, đái giắt). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.
- Từ 12-2 giờ trước khi đỡ đẻ cho chó: Kiểm tra thân nhiệt (trực tràng), nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7- 37.5°C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh hoặc bị ướt mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ. Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.
Nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ
Sau khi chó phối giống khoảng 59 đến 63 ngày sẽ sinh. Triệu chứng chó sắp sinh là đái rắt, thỉnh thoảng nôn, bỏ ăn hoặc giảm ăn. Chó mẹ thở nhiều và nhìn mặt mũi căng thẳng, đờ đẫn, nước mắt chảy ra và thở bằng mồm. Đo thân nhiệt thấy hạ xuống dưới 37 độ.
Người nuôi cần quan sát kĩ để có biện pháp can thiệp cần thiết. Nếu vỡ ối hoặc có cơn rặn đẻ quá 15 phút mà không thấy sinh thì cần gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và tìm giải pháp tốt nhất. Đặc biệt chú ý ở những chó mẹ có tiền sử khó sinh hoặc tiền sử mổ đẻ.
Chó sắp đẻ sẽ có sữa trước khi sinh khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên cũng có con đến lúc đẻ mới có sữa. Bạn có thể nhìn, sờ thấy thai nhi động phía ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn. Thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép.
Trước sinh 2 – 4 giờ chó mẹ bỏ ăn, ỉa “xón”, đái “giắt”, kêu rít, thở gấp bồn chồn. Chó mẹ cào bới có phản xạ làm để làm “ổ đẻ”. Lúc này cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng, mát, ấm, yên tĩnh, đủ ánh sáng chó chó cưng. Cần hạn chế tiếp xúc với người và con vật khác.
Lưu ý: không ép chó mẹ ăn uống nhiều trước khi sinh. Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng sau 4 – 6 tiếng không đẻ, không có cơn rặn… cần gọi cho bác sĩ thú y ngay. Luôn luôn chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối.
Tốt nhất để chó đẻ tự nhiên. Chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều tránh stress tâm lý. Điều này có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.
Chăm sóc chó mẹ trong quá trình rặn đẻ
Bạn cần làm quen với khái niệm “ngôi thai ngược”? Với chó khái niệm “ngược” không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước, mà là”tư thế” thai. Các ngôi ngược như sau:
- Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước, hoặc chỉ 1 chi trước thò ra.
- Ra 1 hoặc 2 chi trước nhưng đầu không ra.
- Đuôi ra trước nhưng 1 hoặc 2 chân sau không ra.
Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế “thuận” của thai. Cụ thể là đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra. Ăn nhau thai là phản xạ “tự” đỡ đẻ và cắn rốn cho con của chó mẹ. Nếu phải can thiệp đỡ đẻ cho chó cũng nên cho mẹ ăn 1 – 2 nhau thai. Không nên cho ăn toàn bộ lượng nhau dễ gây đầy khó tiêu sau sinh.
Chăm sóc chó con sau khi ra khỏi tử cung
Sau khi chó con ra quan trọng nhất là xác nhận có hơi thở không. Nếu chó con không có hô hấp, phải nhanh chóng dùng khăn bọc lại. Cầm dốc đầu chó con xuống, sau đó dùng khăn lông lau mạnh vào chó con. Kích thích hô hấp để cứu sống chó con kịp thời. Đợi sau khi chó con có phản ứng lại chuyển đến trước mặt chó mẹ, để chó mẹ liếm cơ thể chúng.
Nếu chó con vẫn còn trong bọc ối thì cần bóc bọc ối và vệ sinh cho chúng. Hút sạch dãi ở mũi và miệng để giúp chúng được thở được càng nhanh càng tốt.
Can thiệp đỡ đẻ cho chó: Nếu đã lòi ra ngoài 1/2 thân chó con mà sau vài phút không ra tiếp phải dùng tay kéo nhẹ nhàng chó con. Hướng lực từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt. Xé bọc khẩn cấp, lau khô miệng chó con tới khi kêu thành tiếng.
Nếu có nước ối chảy ra khỏi âm hộ màu xanh mà chưa ra con là bất bình thường, cần có kiểm tra, hỗ trợ đỡ đẻ cho chó của bác sĩ thú y. Xuất hiện bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối. Âm hộ phình to căng cứng. Có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả con chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.
Kỹ thuật hút mũi: đặt đầu ngón tay trỏ vào khe miệng để miệng há ra. Dùng bình hút mũi hoặc miệng ngậm và hút mũi sao cho miệng và mũi thông nhau là được.
Trong quá trình đỡ đẻ cho chó, không nên dùng kéo để cắt, dùng dây chỉ thắt buộc dây rốn. Nếu chó mẹ vụng không tự cắn rốn cho con thì bạn nên tự cắt nhé. Chuẩn bị kéo cắt và banh kẹp cùng với cồn sát trùng ngay trước khi chó mẹ sinh con. Dùng sợi chỉ y tế quấn dây rốn cách 1cm, cắt ở vị trí dây rốn 2cm và lau khử trùng. Nếu chó mẹ tự cắn đứt dây rốn quá dài, yêu cầu phải xử lý giống như vậy. Độ dài dây rốn khoảng 1-2cm tùy giống to nhỏ là vừa. Phải đảm bảo sát trùng tốt đề phòng nhiễm khuẩn uốn ván. Sau đó sát trùng bằng cồn 70°C hoặc cồn Povidone 5%.
Sau khi cắt rốn, chó con có phản ứng hô hấp, sau khi xử lý xong dây rốn, dùng khăn có nhiệt độ ấm lau cơ thể chúng, sau khi lau sạch cơ thể chó con, lại để cho chúng bú sữa mẹ. Thời gian mỗi một thai ra đời cách nhau khoảng 20 – 40 phút. Nếu trong khoảng thời gian 1 tiếng vẫn không sinh ra được, bạn phải nhanh chóng hỏi ý kiến điều trị từ bác sĩ thú y.
Xử lý các tình huống xấu khi chó đẻ
Sau khi chó mẹ đau dữ dội, nếu trong vòng 1 tiếng mà chưa sinh được, có thể là hiện tượng chó khó đẻ. Phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y đến hỗ trợ đỡ đẻ cho chó. Khi chó mẹ đau, thở gấp bạn có thể nhẹ nhàng ép vào bụng chó theo quy luật. Mát xa tuyến vú để giúp nó sinh nở. Đồng thời nhẹ nhàng an ủi, cổ vũ chó mẹ.
Tư thế sinh tùy thuộc vào chó mẹ. Nhiều con nằm ngang khi sinh, nhiều con khác lại nằm ở tư thế bài tiết. Sau khi bọc thai chó con ra đời, chó mẹ sẽ liếm cái nhau để nó nhanh chóng vỡ ra. Chó mẹ cắn đứt dây rốn, liếm mặt, mũi và cơ thể để chó con hô hấp.
Trong trường hợp chó mẹ không có hành động nào, hoặc để tiết kiệm năng lượng cho chó mẹ, chủ nhân phải giúp đỡ ở bên. Phối hợp với tình trạng hô hấp của chó mẹ để kéo chó con ra kịp thời.
Sử dụng thuốc kích đẻ để đỡ đẻ cho chó
Khi chó mang thai, bạn nên mua sẵn thuốc oxytoxin để ở nhà. Mua ngoài phòng khám thú y hoặc những nơi bán thuốc thú y đều có, họ sẽ hướng dẫn cách tiêm cho bạn. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách đỡ đẻ cho chó.
Sau khi chó sinh con được 1 con khoảng 30 phút không thấy con ra mới được tiêm. Các mũi tiêm cách nhau 30 đến 40 phút. Không được tiêm khi chưa sinh được con nào.
Nếu chó con đẻ ra bị mắc ở tử cung, cần can thiệp bằng cách lót khăn vào tay cầm con kéo ra. Lựa cùng lúc với cơn rặn của chó mẹ để mau chóng giải thoát cho con. Tránh trường hợp con bị mắc kẹt trong tử cung, tắc mạch máu tại dây rốn khiến chó con thiếu oxy dẫn tới ngạt và chết.
⚠️Giải đáp những câu hỏi thường gặp
Hỏi: Chó rặn đẻ sinh con trong bao lâu?
Trả lời: Thời gian rặn đẻ của chó có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ, tùy thuộc vào số lượng và kích thước của chó con, cũng như kinh nghiệm sinh nở của chó mẹ. Mỗi con chó con ra đời thường cách nhau từ vài phút đến 1 giờ.
- Giai đoạn 1 (Chuẩn bị): Đây là giai đoạn trước khi chó bắt đầu rặn. Trong giai đoạn này, chó có thể hiển thị các dấu hiệu như mất hứng ăn, tìm kiếm một nơi yên tĩnh để đẻ, và có thể có những cơn co bắp tử cung. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài giờ đến 24 giờ.
- Giai đoạn 2 (Rặn đẻ): Trong giai đoạn này, chó sẽ bắt đầu có những cơn co tử cung mạnh hơn và thường sẽ bắt đầu rặn để đẻ chó con. Mỗi chó con thường được sinh ra cách nhau khoảng 20-60 phút, nhưng có thể lâu hơn một chút nếu mẹ chó mệt mỏi hoặc nếu có vấn đề gì. Nếu chó rặn mạnh mà không sinh được chó con trong vòng 1-2 giờ, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề và bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
- Giai đoạn 3 (Đẻ nhau thai): Sau mỗi chó con, chó mẹ thường sẽ đẻ nhau thai. Đôi khi, một vài chó con có thể được sinh ra liền nhau trước khi nhau thai được đẻ ra.
Hỏi: Đỡ đẻ cho chó hết bao nhiều tiền?
Trả lời: Chi phí đỡ đẻ cho chó có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như giống chó, số lượng chó con, sức khỏe của chó mẹ, cách thức đỡ đẻ (tự nhiên hay mổ), và nơi đỡ đẻ (tại nhà hay tại bệnh viện thú y). Có thể dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng cho mỗi con non được đỡ đẻ, hoặc từ 1.300.000 đến 3.000.000 đồng cho mổ đẻ. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm chi phí cho các dịch vụ khác như khám thai, siêu âm, xét nghiệm máu, truyền dịch, tiêm vacxin, thuốc giảm đau, vệ sinh tai, răng miệng, cắt tỉa lông…
Chi phí cho việc đỡ đẻ cho chó có thể biến đổi dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
- Địa điểm: Chi phí có thể cao hơn ở những khu vực có mức sống cao hoặc nơi có nhu cầu cao cho dịch vụ thú y.
- Phức tạp của quá trình: Nếu chó cần phải phẫu thuật (như cắt bụng đẻ), chi phí sẽ cao hơn so với việc sinh sản tự nhiên.
- Giống chó: Một số giống chó có kích thước đầu lớn hoặc cơ thể nhỏ có thể cần sự can thiệp nhiều hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.
- Trạng thái sức khỏe: Nếu chó gặp vấn đề sức khỏe hoặc các vấn đề khác trong quá trình sinh sản, điều này có thể làm tăng chi phí.
Hỏi: Đỡ đẻ cho chó Poodle, Phốc Hươu, Lạp Xưởng, Pug có gì khác không?
Trả lời: Chó Pug và một số giống chó khác có hình dáng đầu lớn so với cơ thể, điều này có thể gây ra khó khăn trong quá trình sinh sản tự nhiên. Nhiều lần, Pug cần phải phẫu thuật (cắt bụng đẻ) để đảm bảo sự an toàn cho chó mẹ và chó con. Còn Lạp Xưởng (Dachshund) vì có dáng dài và chân ngắn nên có thể gặp một số vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản, đặc biệt là nếu chó con có kích thước lớn.
Cách đỡ đẻ cho các giống chó này có một số điểm chung và một số điểm khác nhau như sau:
- Chó Poodle và Phốc Hươu thường sinh từ 4 đến 6 con mỗi lứa, trong khi chó Lạp Xưởng và Pug thường sinh từ 2 đến 4 con mỗi lứa.
- Chó Poodle và Phốc Hươu có thể tự sinh tự nhiên nếu không có biến chứng, trong khi chó Lạp Xưởng và Pug thường cần phải mổ đẻ do hình dáng cơ thể không thuận lợi cho việc sinh tự nhiên.
- Chó Poodle và Phốc Hươu có thể sinh từ khi 12 tháng, trong khi chó Lạp Xưởng và Pug nên sinh từ 18 tháng tuổi để tránh các nguy cơ về sức khỏe.
Xin hỏi làm thế nào để làm sạch và vệ sinh chỗ đẻ sau khi quá trình đẻ hoàn thành? Và làm thế nào để chăm sóc và theo dõi chó mẹ và con chó con sau khi đẻ?
Sau khi chó mẹ sinh sản, việc duy trì vệ sinh và chăm sóc cả chó mẹ lẫn chó con rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
– Làm sạch và vệ sinh chỗ đẻ: Loại bỏ tất cả chất cặn bã và dịch tiết: Dùng khăn sạch để lấy đi tất cả các chất cặn bã, dịch tiết và bất kỳ dịch vụ nào khác từ chỗ đẻ.
– Giặt và sấy: Nếu bạn sử dụng nệm hoặc khăn, hãy giặt chúng với nước ấm và xà phòng nhẹ. Đảm bảo sấy khô hoàn toàn trước khi đặt trở lại.
– Lau chùi sàn: Nếu chó mẹ sinh sản trên sàn, lau chùi sàn bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc có mùi gắt.
– Thoáng khí: Đảm bảo không gian được thông gió tốt, nhưng tránh gió lạnh trực tiếp vào chó con.
Chăm sóc chó mẹ và chó con:
– Đảm bảo chó mẹ được ăn uống đủ: Chó mẹ cần nhiều năng lượng để nuôi dưỡng chó con, nên cung cấp thực phẩm chất lượng và có thể tăng liều lượng so với trước khi mang thai.
– Cung cấp nước sạch: Đảm bảo chó mẹ luôn có sẵn nước sạch để uống.
– Giám sát chó con: Đảm bảo tất cả chó con đều được chó mẹ nuôi dưỡng, không bị lạc hoặc bị mẹ đè lên.
– Kiểm tra sức khỏe: Đảm bảo chó mẹ không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc bất thường sau khi sinh sản, như xuất huyết nhiều, mất nhiều nước, hoặc có mùi kháng khuẩn từ vùng sinh dục.
– Giữ ấm cho chó con: Chó con mới sinh rất dễ bị lạnh. Đảm bảo chúng được giữ ấm, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ quá cao.
– Theo dõi sự phát triển của chó con: Chó con nên tăng cân đều đặn hàng ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như chó con không tăng cân hoặc có vẻ yếu đuối, hãy liên hệ với bác sĩ thú y.
– Thăm khám định kỳ: Lên lịch kiểm tra sức khỏe cho chó mẹ và chó con với bác sĩ thú y để đảm bảo sức khỏe tốt và tiêm phòng đúng lịch.
Có cách nào để giúp chó mẹ nếu có con chó con bị kẹt trong quá trình đẻ không?
Trong quá trình sinh sản, chó mẹ có thể gặp phải một số vấn đề thường gặp như chó con bị kẹt trong ối. Đây là một tình huống khẩn cấp và cần sự can thiệp nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện:
Giữ bình tĩnh: Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần phải giữ bình tĩnh. Hoảng loạn sẽ không giúp ích gì trong tình huống này và có thể làm tăng nguy cơ cho chó mẹ và chó con.
Sử dụng khăn sạch: Nếu bạn thấy một phần của chó con (như đầu hoặc chân) đã xuất hiện nhưng không tiến triển, hãy nhẹ nhàng giữ và kéo chó con theo hướng sinh sản (theo chiều từ dưới lên của chó mẹ) trong lúc chó mẹ đang co bóp. Điều này có thể giúp chó con vượt qua khúc mắc.
Điều chỉnh tư thế của chó mẹ: Bạn có thể thử giúp chó mẹ đứng dậy, đi lại một chút và sau đó nằm lại để xem liệu điều này có giúp chó con dễ dàng hơn khi di chuyển.
Tránh thực hiện can thiệp sâu hơn mà không có kiến thức: Nếu bạn không có kinh nghiệm, việc cố gắng can thiệp sâu hơn (như cố gắng xoay chó con) có thể gây thương tích cho cả chó mẹ và chó con.
Liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức: Trong trường hợp bạn không thể giúp chó con thoát ra hoặc nếu chó mẹ đã cố gắng sinh sản trong một khoảng thời gian dài mà không thành công (ví dụ, hơn 1-2 giờ mà không có chó con nào được sinh ra), bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y hoặc đưa chó mẹ đến bệnh viện thú y ngay lập tức.
Dự trù trước: Nếu bạn biết trước rằng chó mẹ của bạn có thể gặp phải vấn đề trong quá trình sinh sản (ví dụ, do lịch sử sinh sản hoặc kích thước của chó con), hãy trao đổi với bác sĩ thú y của bạn trước khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh sản.
Có cách nào để biết dấu hiệu chó mẹ đang chuẩn bị đẻ không?
Chó mẹ chuẩn bị sinh có thể hiện một số dấu hiệu và hành vi khác thường. Dưới đây là một số dấu hiệu và biểu hiện có thể xuất hiện khi chó sắp sinh:
1. Thay Đổi Nhiệt Độ Cơ Thể:
Nhiệt độ cơ thể của chó thường giảm xuống dưới 37.8∘C trong vòng 24 giờ trước khi sinh.
2. Chó có thể trở nên lo lắng, bồn chồn, và tìm chỗ ẩn. Chó có thể đào đất hoặc làm tổ. Có thể thấy chó liếm vùng bụng dưới và vùng sinh dục.
3. Chó có thể từ chối ăn 24 đến 48 giờ trước khi sinh. Uống nước nhiều hơn bình thường.
4. Có thể thấy dịch âm đạo và vú sưng lớn hơn.
5. Tần suất hô hấp có thể tăng và chó có thể đánh răng (rụt cơ bắp).
6. Có thể thấy sữa chảy ra từ vú khi chó sắp sinh.
7. Chó có thể trở nên thụ động và yên tĩnh hơn, hoặc ngược lại, trở nên bất an và lo lắng.