7 bệnh lây từ mèo sang người chủ nuôi cần chú ý

Bạn có biết một số bệnh lây từ mèo sang người chứ? Và mèo có lây bệnh cho người không? Mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng có nhiều bệnh khá nguy hiểm. Chủ mèo cần cảnh giác và có các hiểu biết đề phòng. Tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trong chuyên mục cách chăm sóc mèo cảnh số này, Pet Mart sẽ hướng dẫn các bạn 1 số bệnh lây từ mèo sang người.

Mèo có lây bệnh cho người không?

Bạn có biết: mỗi năm có rất nhiều người bị chết do lây bệnh ở mèo hoang? Mèo hoang là những con mèo sống lang thang. Chúng có thể là mèo sinh sản ngoài tự nhiên. Hoặc mèo bị con người bỏ rơi. Số lượng mèo hoang tăng lên theo số lượng mèo trên toàn thế giới.

Mèo hoang thường không được tiêm phòng bệnh, do đó không ít con mang mầm bệnh nguy hiểm. Vậy mèo có lây bệnh cho người không? Bệnh có thể lây truyền cho mèo nhà và cả con người. Do đó việc phòng bệnh ở mèo hoang là rất quan trọng.

Mèo hoang gây ra nhiều mối nguy hại về bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng cho con người. Đặc biệt tốc độ sinh sản nhanh làm số lượng mèo hoang ngày càng đông.

Hiện nay tại Hoa Kỳ đang áp dụng kiểm soát mèo hoang bằng chương trình TNR. Đây là chương trình bao gồm triệt sản kết hợp với tiêm vaccin phòng các bệnh phổ biến trên mèo.

Thêm vào đó là tẩy ký sinh trùng và bọ chét cho cộng đồng mèo. Biện pháp kiểm soát này khá phức tạp nhưng triệt để, nên đưa vào thực hiện tại nước ta nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Dại là bệnh lây từ mèo sang người tỷ lệ cao nhất

Bệnh dại lây qua đường nào?

Bản năng của mèo hoang là tìm cách ẩn náu hoặc trốn thoát khỏi con người. Chính vì vậy khi bị bắt, chúng sẽ chống cự và thường cắn vào tay người tiếp cận. Những vết thương này có thể là con đường lây nhiễm bệnh dại hoặc nhiễm trùng.

Mèo bị dại cực kì nguy hiểm, đối với cả người và động vật khác. Thường xảy ra với mèo chưa được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm và mèo đi lại tự do ngoài môi trường. Và động vật hoang dã như chó, chuột, cáo chồn, trâu, bò… Mèo mới nuôi không rõ nguồn gốc.

Mèo có lây bệnh cho người không? Bệnh lây từ mèo sang người thông qua các vết xây xước, vết cắn, hoặc do tiếp xúc gần với động vật bị bệnh. Virus dại từ nước dãi mèo xâm nhập cơ thể người. Thời gian ủ bệnh khá lâu: từ 10 ngày đến 120 ngày. Thậm chí 6 tháng mới phát bệnh. Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị mèo dại cắn không có các xử lý tiêm phòng vaccine.

Cẩn trọng khi tiếp xúc với mèo hoang

Khi tiếp xúc với mèo hoang, thì mèo có lây bệnh cho người không? Câu trả lời là có. Do đó, cần tiêm phòng dại dự phòng cho nhân viên làm việc đối với động vật hoang. Người thường xuyên tiếp xúc với mèo cần đeo găng tay dài khi xử lý. Để giảm tiếp xúc các bệnh về da và các bệnh khác.

Luôn đeo khẩu trang và các dụng cụ khác để tránh tiếp xúc trực tiếp. Dùng bẫy có lược phân chia: một bên mèo, một bên sạch để thức ăn và nước.

Khi cần chăm sóc thú y dùng lược phân chia để kiềm giữ mèo nằm nghiên ở một đầu bẫy sau đó gây mê. Những vết thương sâu ở tay cần được rửa sạch, sơ cứu. Sau đó điều trị dự phòng với Amoxicillin, Aclavulanate.

Bệnh lây từ mèo sang người do kí sinh trùng ngoài da

Các loại kí sinh trùng phổ biến ở mèo có thể kể tới ve, rận, ghẻ, bọ chét… Kí sinh trùng gây khó chịu cho mèo, đôi khi lây truyền các bệnh về da và nhiều bệnh khác. Bệnh lây từ mèo sang người thì kí sinh trùng cắn đốt gây dị ứng, ngứa ngáy trên da của người.

Nấm mèo, đặc biệt Ringworm rất dễ lây sang người tạo thành các vòng tròn đỏ trên da. Các ổ viêm, ngứa lan ra nhiều nơi trên cơ thể. Mèo ngứa gãi liên tục…cần kiểm tra ghẻ, rận hoặc nấm. Bệnh nấm mèo, loét sùi da, rụng lông. Bệnh lây từ mèo sang người có biểu hiện là có vết tròn đỏ, ngứa ở da người.

Bệnh lây từ mèo sang người do kí sinh trùng trong cơ thể

Do giun sán

Các loại kí sinh trùng trong cơ thể gây bệnh ở mèo có thể kể tới Amoeba, Trichomonas, Coccidia, Giardia…Đặc biệt là Toxoplasma gây tiêu chảy, đường ruột ở mèo. Các loại kí sinh trùng thường được đào thải qua phân mèo và lây sang động vật khác.

Mặc dù hiếm xảy ra nhưng  có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Vì Toxoplasma có thể truyền từ mẹ qua bào thai gây sảy thai.

Ngoài ra, giun sán cũng là những loại kí sinh trùng có thể lây từ mèo sang người. Cần đặc biệt lưu ý khi tiếp xúc. Nhất là với mèo bị bệnh.

Có thể phòng bệnh cho mèo nhà bằng cách giữ nơi ở của mèo sạch sẽ. Hạn chế mèo tới nơi bẩn thỉu, mất vệ sinh. Không để mèo đại tiện bừa bãi.

Do bọ chét, ve rận, nấm

Do điều kiện nuôi nấng, chăm sóc, nên tỉ lệ mèo hoang bị ký sinh trùng luôn cao hơn hẳn so với mèo nhà. Các loại ký sinh trùng phổ biến ở mèo là ve, rận, bọ chét, giun sán… Ký sinh trùng ở mèo hoang có thể lây sang mèo nhà và cho người.

Việc kiểm soát giun sán ở mèo ít có hiệu quả vì mèo thường tiếp xúc với môi trường hoang dã. Tẩy giun cho mèo con bằng cách trộn thuốc vào thức ăn. Tẩy giun giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, mèo bị tiêu chảy, giảm cân của mèo con.

Đối với bọ chét, áp dụng biện pháp phun hay dùng thuốc đạt trực tràng (Nitenpyram). Không dùng Acermectin cho mèo nhỏ vì gây tác dụng phụ với thần kinh. Các chế phẩm OTIC có thành phần milbemycin hay invermectin dùng tốt cho mèo.

Bệnh bạch cầu (FELV) và suy giảm miễn dịch (FIV)

Hội chứng suy giảm miễn dịch (FIV) có tỉ lệ mắc khác nhau tùy vào giới tính. Tỉ lệ mắc bệnh ở mèo đực cao gấp 4 lần mèo cái. Mèo có lây bệnh cho người không? Bệnh lây qua vết cắn khi giao phối. Bệnh bạch cầu ở mèo (Felv) thường truyền từ mèo mẹ sang con. Tỷ lệ lây lan đực và cái là tương đương.

Tỷ lệ nhiễm 2 bệnh này trên mèo hoang tương đương mèo nuôi. Đây là những bệnh có tỉ lệ chết rất cao nếu không được điều trị. Mèo bị mắc bệnh thường chết sau khoảng vài tháng, bệnh chưa có vacxin phòng bệnh.

Việc dùng vaccine có thể áp dụng cho bệnh dại, virus giảm bạch cầu ở mèo (FPV), Herpesvirus (virus đậu) mèo (FHV) và Calici virus (FCV: gây bệnh hô hấp). Các bệnh này có tỉ lệ chết rất cao ở cả mèo và người.

Tiêm vaccine dại cho mèo từ 3 tháng tuổi trở lên. Nên chọn vaccine có độ dài miễn dịch 3 – 4 năm. Vậy mèo có lây bệnh cho người không sau khi đã tiêm phòng? Tỷ lệ thấp hoặc bằng 0. Đối với các bệnh còn lại, sau tiêm chủng 10 tuần miễn dịch thì hiệu quả miễn dịch cũng rất cao.

Các khuyến cáo quan trọng với chủ nuôi mèo

  • Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất thải của mèo: lông, phân, nước tiểu. Quản lý chặt chẽ, vệ sinh khay toilet của mèo.
  • Rửa sạch ngay bằng xà phòng các vết cắn, vết xước do mèo cào, cắn.
  • Trường hợp mèo cắn không rõ nguồn gốc, hoặc chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc với động vật hoang dã cần đi khám y tế để tiêm phòng bệnh dại ngay.
  • Mèo bị viêm loét da, mèo bị rụng lông, ngứa ngáy cần đưa đi khám để điều trị sớm. Muốn biết mèo có lây bệnh cho người không thì cần phải cách ly với người nếu bị nấm Ringworm.
3.8/5 - (9 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 mẹo cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày của người nuôi mèo, việc áp dụng cách trị rận cho mèo tại nhà là ...

Cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả

Việc hiểu rõ về tẩy giun cho mèo, dấu hiệu, cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo giúp điều ...

15 loại thuốc nhỏ mắt cho mèo được thú y khuyên dùng

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cho mèo để lựa chọn dù mắt mèo của bạn ...

Chỉ từng bước cách cắt móng cho mèo dễ dàng

Cắt móng cho mèo không chỉ giúp giữ cho đồ vật trong nhà của bạn khỏi bị trầy xước mà ...

8 bình luận “7 bệnh lây từ mèo sang người chủ nuôi cần chú ý

  1. Mèo con nhà mình bị trụi lông trên đầu, sau đó bỏ ăn, không uống nước, 1 thời gian sau nằm ườn ra kêu gào, ỉa chảy tùm lum sau đó cứng đờ và có mùi hôi, cơ thể lạnh dần cho đến chết. Đây là biểu hiện của bệnh gì, có lây sang người không?

    • Tôi rất tiếc nghe về tình trạng của mèo con nhà bạn. Dựa trên mô tả các triệu chứng, khó có thể chẩn đoán chính xác mà không có kiểm tra y tế, nhưng các triệu chứng mà bạn mô tả có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số khả năng:

      – Nhiễm Trùng Nặng: Các triệu chứng như trụi lông, bỏ ăn, kêu gào, tiêu chảy và thể trạng suy yếu có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng nặng.

      – Các Bệnh Nhiễm Virus: Có một số bệnh nhiễm virus ở mèo như bệnh dịch tả mèo (Feline Panleukopenia), bệnh mèo độc lực (Feline Infectious Peritonitis), hoặc các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

      – Vấn Đề Tiêu Hóa Nghiêm Trọng: Vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, có thể do nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa khác, cũng có thể gây ra các triệu chứng này.

      – Bệnh Lý Nội Tạng: Các vấn đề liên quan đến gan, thận hoặc các cơ quan nội tạng khác có thể gây ra suy yếu cơ thể và thậm chí tử vong.

      Về khả năng lây nhiễm sang người, mặc dù nhiều bệnh của mèo không lây sang người, một số nhiễm trùng hoặc bệnh zoonotic có thể lây từ thú cưng sang con người. Để an toàn, bạn nên:

      – Rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào vật nuôi hoặc vật dụng của chúng.

      – Vệ sinh kỹ lưỡng nơi mèo con đã ở.

      – Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của bạn hoặc gia đình sau khi tiếp xúc với mèo bị bệnh.

      Trong trường hợp tương lai, nếu thú cưng của bạn bắt đầu có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu nghiêm trọng như bạn đã mô tả, việc đưa chúng đến thăm bác sĩ thú y càng sớm càng tốt là rất quan trọng.

  2. Trịnh Phương Trang

    Trước mình bị mèo cào nhiều vết sâu , giờ mèo nhà mình bị rụng lông rất nhiều . Mình bị ngứa khắp người và nổi vết mẩn đỏ . Có cách nào chữa trị không ạ

    • Chào bạn, mèo bị rụng lông nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như di truyền, bệnh lý, dị ứng, stress, thay đổi môi trường hoặc chế độ ăn uống. Bạn nên đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên chải lông cho mèo thường xuyên, cắt tỉa lông nếu cần thiết, cung cấp thức ăn giàu protein và vitamin cho mèo và giữ cho mèo luôn khô ráo và sạch sẽ.

      Về dị ứng với lông mèo, đây là tình trạng cơ thể của bạn phản ứng với các protein có trong tế bào lông-da, nước bọt hoặc nước tiểu của mèo. Các triệu chứng dị ứng thường gồm viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, phát ban hoặc hen suyễn. Bạn có thể điều trị dị ứng bằng các loại thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi corticosteroid hoặc tiêm dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng ngừa dị ứng lông mèo, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với mèo hoặc giữ khoảng cách an toàn khi gần mèo. Bạn cũng nên lau dọn nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các vi khauarn gây dị ứng từ lông mèo. Chúc bạn và mèo của bạn khỏe mạnh!

  3. Mèo nhà mình bị sùi da và rụng lông. Theo như mình đọc là mèo bị nấm. Và hiện tại cả nhà mình cũng đang bị mẩn ngứa. Có biện pháp nào điều trị không ạ?

    • Việc mèo của bạn bị viêm da và rụng lông có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nấm. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đưa mèo đến thăm bác sĩ thú y để được khám và chẩn đoán. Nếu bạn đang bị mẩn ngứa và nghi ngờ là do lây từ mèo của bạn, bạn cũng nên đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Việc lây nhiễm từ mèo sang người không thường xuyên xảy ra, nhưng nếu mèo của bạn bị nấm, có thể lây sang người. Để điều trị nấm, cả bạn và mèo của bạn cần được điều trị. Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc kháng nấm, tắm và làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng. Bạn nên tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ và đảm bảo giữ vệ sinh tốt để ngăn ngừa sự lây lan của nấm.

  4. Lúc trước có mèo hoang chạy áp sát và chà cái lưng vào miệng tôi, cho tôi hỏi có bị bệnh dại hoặc bệnh gì khác không, tôi hoang mang quá..

    • Nếu mèo hoang không được tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại hoặc nhiễm bệnh dại, và nếu nó cắn, cào hoặc chà lưng vào da của bạn, thì bạn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại từ mèo. Tuy nhiên, việc lây nhiễm bệnh dại từ mèo sang người khá hiếm, và chỉ xảy ra khi có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mèo bị nhiễm bệnh dại.

      Ngoài ra, mèo cũng có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn và virus khác, bao gồm vi khuẩn tụ cầu và virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (FVRCP), có thể gây nhiễm trùng cho con người. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau khi tiếp xúc với mèo, bạn nên đến thăm bác sĩ để được khám và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *