Tìm hiểu tập tính sống thú vị của cá cung thủ

Cá cung thủ (hay còn gọi là cá mang rổ, cá cao xạ pháo) là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới. Loài cá này phân bố chủ yếu ở châu Á và mới trở thành cá cảnh trong vài năm gần đây. Vậy cá cung thủ có dễ nuôi hay không? Cần lưu ý điều gì khi nuôi cá cung thủ?

Hãy cùng Bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.

Tập tính sống của cá cung thủ

Tập tính sống của cá cung thủ

Tên gọi của cá cung thủ có nguồn gốc từ cách bắt mồi đặc biệt của chúng. Thức ăn của loài cá này là côn trùng. Đa số là các loài côn trùng sống trên cạn như ruồi, muỗi, ong, nhện….

Khi phát hiện có côn trùng đậu trên cành cây gần mặt nước, cá cung thủ sẽ phóng một tia nước thật mạnh vào con mồi. Tia nước này đủ mạnh để khiến con mồi choáng váng và rơi xuống nước.

Tập tính bắt mồi đặc biệt này có được nhờ cấu tạo khoang miệng của cá cung thủ. Lưỡi và cơ hàm của chúng có thể tạo thành một cái ống. Áp suất lớn trong đó sẽ đẩy nước phóng ra với tốc độ lớn. Có thể xa tới 1m và gần như không bao giờ trượt mục tiêu.

Khả năng này không phải tự nhiên mà có được mà do trải qua quá trình luyện tập. Do đó chúng đã trở thành đối tượng để nghiên cứu khả năng ghi nhớ và học tập của cá.

Lưu ý khi nuôi cá cung thủ

Lưu ý khi nuôi cá cung thủ

Giống cá này sinh sống chủ yếu tại những vùng cửa sông ở Đông Nam Á, Nam Á, Úc và Nam Mỹ. Chính thức được phát hiện vào năm 1766. Được xếp vào nhóm cá rộng muối, là những loài có thể sống được ở cả nước ngọt và nước mặn. Chúng có khả năng thích nghi rất cao.

Trong tự nhiên, cá cung thủ có thể đạt tới kích thước tối đa 20-30cm. Nhưng trong môi trường nuôi nhân tạo, cá chỉ dài khoảng 10cm. Bể nuôi phải có kích thước lớn. Có thể pha một chút muối ăn vào nước để tạo môi trường gần giống với tự nhiên.

Cá kiếm ăn có tính cách tương đối ôn hòa. Dễ dàng nuôi cùng với các giống cá khác. Nhiệt độ thích hợp để cá phát triển là 25-30°C. (Xem thêm các giống cá cảnh dễ nuôi kết hợp tại petmart.vn)

Bể cá không nên thả nhiều loại cây thủy sinh dạng nổi như rong, bèo tấm… Vào mùa cá sinh sản, sau khi đẻ trứng cần cách ly trứng và cá trưởng thành. Do loài cá này kiếm ăn ở mặt nước, chúng rất dễ lầm tưởng trứng cá là thức ăn.

5/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *