Tìm hiểu quá trình ấp trứng của Vẹt Hồng Kông

Vẹt Hồng Kông hay còn gọi là chim, vẹt Yến Phụng. Mấy năm gần đây, người nuôi vẹt ngày càng nhiều mà một trong số những loài phổ biến nhất là vẹt Hồng Kông. Tuy nhiên kinh nghiệm về nuôi dưỡng và chăm sóc giống vẹt này chưa nhiều. Đặc biệt là trong giai đoạn vẹt sinh sản? Liệu có giống cách sinh sản của các giống chim cảnh khác hay? Hôm nay, petmart.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách loài vẹt này sinh sản như thế nào nhé.

Tuổi sinh sản của vẹt Hồng Kông

Một đôi vẹt Hồng Kông hơn 4 tháng tuổi có thể nằm trong thời kì sinh sản. Vẹt mái có đang trong kì sinh sản không là yếu tố rất quan trọng. Trước khi tạo ổ cần có:

Vẹt mái đầu tiên sẽ tới xem ổ nhiều lần. Vẹt mái đã có kinh nghiệm chỉ dành 2 – 3 ngày để xem ổ. Sau đó sẽ giao phối cùng vẹt trống. Chúng sẽ giao phối nhiều lần cho đến khi vẹt mái ấp trứng. Vẹt trống dựng lông, mổ nhẹ mỏ vẹt mái, trêu chọc vẹt mái. Lúc này con mái dựng lông đuôi, con trống nhảy lên lưng vẹt mái, đuôi giao với nhau. Con mái mới giao phối lần đầu sẽ thăm tổ nhiều hơn.

Tuổi sinh sản của vẹt Hồng Kông

7 ngày sau khi khi giao phối lần đầu, trong giai đoạn này con mái sẽ thường xuyên vào thăm ổ. Khi ra ngoài mới giao phối với vẹt trống. Buổi tối sẽ ngủ bên ngoài ổ. Khi vẹt Hồng Kông mái đẻ được khoảng 3 trái trứng sẽ bắt đầu ngủ trong ổ và duy trì ấp trứng.

Quá trình trứng nở thành vẹt non

Sau 18 ngày ấp trứng là vẹt non Hồng Kông. Vẹt mẹ lúc này vẫn canh chừng trong ổ nhưng có trường hợp vẹt bố sẽ làm chết chim non. Có thể do ghen ghét hoặc một nguyên nhân nào đó. Nếu tình trạng này xảy ra, nên cách ly vẹt trống và vẹt mái sau lần giao phối thứ hai. Tốt nhất nên cách ly từ lần đầu tiên. Đây cũng chỉ là hành vi của riêng chim trống.

Quá trình trứng nở thành vẹt non

Nếu một ổ có chừng 2 – 3 chú vẹt non, vẹt mẹ có thể tự nuôi con. Nhiều hơn thì có lẽ cần sự hỗ trợ của chủ nuôi là tốt nhất. Vẹt mẹ có thể tự nuôi con một mình. Qua 30 – 40 ngày nuôi dưỡng, vẹt non có thể tách đàn. Ban đầu chúng sẽ đứng trước ổ trông ra bên ngoài. Sau đó sẽ dần dần vươn mình lên, để có thể xuất ổ cũng cần cả một quá trình.

Chăm sóc vẹt sau khi sinh sản

Sau khi xuất ổ, nếu vẹt Hồng Kông mẹ chưa muốn tiếp tục sinh sản, vẹt non có thể sống cùng mẹ. Nếu vẹt trống không cách ly, vẹt mái sẽ tiếp tục sinh sản. Những chú vẹt Hồng Kông non sẽ bị đuổi khỏi ổ. Trong giai đoạn này, có lúc thái độ của vẹt bố với con của mình còn tốt hơn vẹt mẹ. Nếu muốn gây một ổ mới, cần tách đàn cho vẹt.

Chăm sóc vẹt sau khi sinh sản

Ngoài ra, vẹt mái không nên sinh sản liên tục. Tốt nhất nên để chúng nghỉ một thời gian. Đồng thời chủ nuôi cũng nên dọn dẹp, khử trùng cho ổ vẹt. Đảm bảo sức khỏe cho cả vẹt trống và mái.

Nếu bạn quan tâm về giống chim Yến Phụng hay Vẹt Hồng Kông có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác tại bác sĩ thú y. Nếu muốn biết thêm về cách huấn luyện vẹt nói, các địa chỉ bán vẹt giá rẻ tại Hà Nội, TPHCM… có thể gửi tin nhắn về page của chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu tổng quan về loài vẹt Lory đỏ

Vẹt Lory đỏ rất đẹp từ mọi góc độ. Loại vẹt này rất phổ biến ở Đài Loan. Vẹt Lory ...

Thiếu hụt Vitamin E có ảnh hưởng gì khi nuôi Vẹt cảnh?

Việc thiếu hụt Vitamin E thông thường sẽ dẫn đến việc xuất hiện những ảnh ảnh không tốt ở Vẹt ...

Những loại bệnh ở Chim thường gặp và cách điều trị

Vì không có nhiều nơi khám bệnh cho Chim nên nhiều khi Chim của bạn xảy ra vấn đề, bạn ...

Các vấn đề dinh dưỡng cần chú ý trong thức ăn của vẹt

Trên thực tế, rất khó để kiểm soát lượng chất dinh dưỡng một cách chính xác. Chúng ta thường xác ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *