Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh sốt vẹt

Bệnh sốt vẹt là bệnh ở chim cảnh, là một loại bệnh có nguồn gốc tự nhiên. Do con người tiếp túc với chim bệnh mới phát bệnh. Vì vậy có tên là bệnh sốt vẹt. Con người cũng sẽ lây nhiễm bệnh sốt vẹt, con người lây nhiễm bệnh sốt vẹt chủ yếu là do vi khuẩn trong phân chim và vật nhiễm bẩn khác gây ra. Thuộc bệnh truyền nhiễm từ động vật điển hình.

Biểu hiện thông thường là sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, ho và đặc trưng như bệnh biến tính xâm lấn phổi. Triệu chứng thông thường giống như cảm lạnh, nhưng đa số người mắc đều xuất hiện viêm phổi. Vẹt mắc bệnh tinh thần uể oải, bỏ ăn, mắt và mũi tiết dịch mủ, tiêu chảy sau đó mất nước, gầy rộc. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu về căn bệnh ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bệnh sốt vẹt

Nguyên nhân bệnh sốt vẹt chủ yếu có 3 phương diện: Mầm bệnh học, do vi khuẩn Chlamydia psittaci thuộc chi Chlamydia dịch tễ học. Nguồn lây nhiễm là chim, gia cầm và bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn hoặc mang mầm bệnh. Nhiễm trùng đường hô hấp là con đường lây nhiễm chính. Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Chúng sinh sản cục bộ trong những tế bào thực bào đơn nhân và lây lan qua máu đến các cơ quan như phổi.

Nguyên nhân bệnh sốt vẹt

Hiện nay đã phát hiện 190 loài chim và gia cầm có thể truyền nhiễm căn bệnh này như Chim Hải Âu, Chim Bồ Câu, Chim Yến Canary, Chim Quế Lâm, Chim Hồng Y, Diệc Xám, Chim Vành Khuyên gà, vịt. Khi còn người hít vào không khí có chưa mầm bệnh thì sẽ lây nhiễm bệnh này. Còn người nuôi chim khi dọn dẹp lồng chim, dọn phân, cho chim ăn hoặc chăm sóc chim. Nếu như không để ý thì có thể trở thành người bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng và cách chữa bệnh

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là phát sốt, đau đầu, toàn tân không có sức lực. Chim bị bênh không muốn ăn, ho, nôn mửa, giống như bị cảm nặng vậy. Có người mắc bệnh còn xuất hiện sốt phát ban, viêm hạch bạch huyết.

Vẹt mắc bệnh đầu tiên phải dùng Tetracyline, mỗi ngày 2g. Dùng liên tục khoảng 15 ngày, cho đến khi thân nhiệt hạ xuống mức bình thường mới ngừng. Oxytetracycline điều trị viêm phổi do bệnh sốt vẹt, hiệu quả khá tốt. Mỗi ngày 600mg, 2 lần/ngày, thời gian điều trị bình thường khoảng 2 tuần. Còn người một khi xuất hiện triệu chứng “Sốt vẹt” thì phải đến viện ngay lập tức để tránh kéo dài tình trạng bệnh.

Triệu chứng và cách chữa bệnh

Ngoài ra, trong quá trình nuôi dưỡng và chơi đùa với chim cần chú ý vệ sinh. Khi dọn dẹp lồng nuôi, dọn phân nước tiểu thì nên đeo khẩu trang. Ngăn ngừa hít phải bụi phân chim khô vào trong mũi. Đối với lồng nuôi nên phun thuốc khử trùng 2%. Hoặc dùng dung dịch xà phòng cresol  5% để cọ rửa. Phát hiện chim mắc bệnh phải kịp thời cách li, khử trùng. Đồng thời khi chữa trị cho chim, cũng cần bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Nếu chú chim của bạn gặp vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, bạn có thể gửi tin nhắn về page của bác sĩ thú y.

Đánh giá post

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu tổng quan về loài vẹt Lory đỏ

Vẹt Lory đỏ rất đẹp từ mọi góc độ. Loại vẹt này rất phổ biến ở Đài Loan. Vẹt Lory ...

Thiếu hụt Vitamin E có ảnh hưởng gì khi nuôi Vẹt cảnh?

Việc thiếu hụt Vitamin E thông thường sẽ dẫn đến việc xuất hiện những ảnh ảnh không tốt ở Vẹt ...

Những loại bệnh ở Chim thường gặp và cách điều trị

Vì không có nhiều nơi khám bệnh cho Chim nên nhiều khi Chim của bạn xảy ra vấn đề, bạn ...

Các vấn đề dinh dưỡng cần chú ý trong thức ăn của vẹt

Trên thực tế, rất khó để kiểm soát lượng chất dinh dưỡng một cách chính xác. Chúng ta thường xác ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *