Tìm hiểu cách chữa chó bị suy dinh dưỡng còi xương

Chó bị suy dinh dưỡng là tình trạng không hiếm gặp. Những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở chó con thường thấy là bộ lông xơ xác và cơ thể thiếu sức sống. Pet Mart khuyên bạn nên lưu tâm tới việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chó. Việc cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho từng độ tuổi, kích thước cơ thể và lối sống sẽ quyết định sức khoẻ cũng như tinh thần của chú chó. Vậy làm sao để biết chắc chắn chú chó nhà mình có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không?

Triệu chứng của chó bị suy dinh dưỡng

  • Giai đoạn đầu: con vật thường giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương.
  • Giai đoạn bệnh tiến triển: con vật hay ăn dở, liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm. Một số trường hợp còn có hiện tượng co giật từng cơn.
  • Cuối thời kỳ bệnh: xương bị biến dạng dạng, các khớp sưng to. Các xương ống chân cong queo. Sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và xương chậu hẹp, ức lồi,… Con vật gầy yếu dễ mắc các bệnh khác.

Nguyên nhân chó bị suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, không phải trường hợp nào cũng là do thức ăn không đủ chất. Một chú chó có chế độ ăn lí tưởng vẫn có thể bị suy dinh dưỡng nếu hệ tiêu hoá hấp thu không tốt. Những nguyên nhân chính gây ra dấu hiệu suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Thiếu hụt calo: dẫn đến tình trạng sụt cân, mệt mỏi, hơi thở hôi. Cuối cùng là thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
  • Thiếu hụt chất béo và các axít béo: khiến lông xơ xác, da tróc vảy. Thậm chí khiến da dị ứng. Bổ sung Omega 3, 6 có thể làm giảm dị ứng.
  • Thiếu hụt vitamin A: sẽ gây nhiễm trùng da và mù loà. Dầu gan cá là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.
  • Thiếu hụt Vitamin D3: trong dầu gan cá có ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi. Thiếu vitamin này chú chó sẽ bị còi xương.
  • Thiếu hụt Vitamin E: là một chất chống Oxi hoá quan trọng. Vitamin này có tác dụng chống nhiễm trùng, được tìm thấy ở thực phẩm có màu xanh lá cây và ngũ cốc.
  • Thiếu hụt Vitamin nhóm B: rất quan trọng đối với sự trao đổi chất. Nếu thiếu những vitamin này, chú chó sẽ chậm phát triển, bị tổn thương da và có những dấu hiệu xấu về thần kinh.
  • Thiếu hụt Vitamin C: cũng là một chất chống Oxi hoá quan trọng. Nó cũng đóng vai trò chống nhiễm trùng trong cơ thể.Vấn đề về trọng lượng cơ thể của chó.

Ngoài ra, còn các nguyên nhân khách quan khác khiến chó con bị còi xương, suy dinh dưỡng như:

  • Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, photpho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa canxi và photpho không thích hợp.
  • Do con vật ít được tắm nắng, chuồng trại thiếu ánh sáng, từ đó ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D.
  • Do chó bị bệnh đường ruột làm trở ngại đến việc hấp thu khoáng.
  • Do chó bị thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ Ca, P trong máu.

Cơ chế gây bệnh còi xương/suy dinh dưỡng ở chó

Khi hàm lượng canxi trong cơ thể giảm, tỷ lệ Ca/P bị phá vở ảnh hưởng đến sự tạo xương và sụn. Nhất là sự hóa cốt ở các đầu xương. Do vậy, xương bị biến dạng, đặc biệt rõ ở xương ống. Những con bị bệnh ống xương thường cong queo, ảnh hưởng đến vận động. Lâu dần dẫn tới tình trạng què hoặc liệt chân.

Ngoài hiện tượng xương bị biến dạng, khi hiếu canxi còn gây triệu chứng co giật ở con vật bệnh. Cũng do thiếu canxi, photpho con vật hay ăn bậy nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, con vật ngày càng gầy, chậm lớn, khả năng kháng bệnh kém. Dẫn đến chó bị suy dinh dưỡng hay nặng hơn là mắc bệnh còi xương ở chó. Mèo bị còi xương cũng có những hiện tượng tương tự.

Dấu hiệu về da và lông khi chó bị suy dinh dưỡng

Các triệu chứng của chó bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến xương và răng của chó. Bao gồm các cơn đau ở chân, xương sống và lưng. Hoặc các triệu chứng như chân bị cong, bị chuột rút. Và các vấn đề về răng miệng. Các răng sẽ chậm phát triển, khiếm khuyết trong cấu trúc của răng như các lỗ hổng trong men và sâu răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh còi xương có thể làm cho hình dạng của hộp sọ không đối xứng hoặc bất thường. Có thể dị tật xương chậu, các vấn đề cột sống và thoái hóa cơ hàm.

Các bác sĩ thú y đánh giá trọng lượng của con vật dựa trên điểm “tình trạng cơ thể của nó”. Thang điểm có giá trị từ 1 đến 9. Trong đó, điểm 1 đại diện cho tình trạng gầy hốc hác. Còn điểm 9 đại diện cho tình trạng béo phì. Điểm 5 được xem là điểm lí tưởng. Với một chú chó sở hữu số điểm lí tưởng này thì khi đặt tay lên người chú, ta có thể sờ thấy xương sườn mà không sờ thấy chút mỡ thừa nào. Nhìn từ trên xuống ta sẽ thấy rõ phần eo, còn nhìn nghiêng ta sẽ thấy bụng chú hơi thót.

Lông xơ xác, viêm da, da tróc vảy. Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi chế độ ăn thiếu các loại axít béo ảnh hưởng xấu đến da và lông.

Răng miệng không sạch: Răng của những chú chó chỉ được ăn những thức ăn ướt, nhão thường bị tích tụ mảng bám. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng Thức ăn cho chó giàu dinh dưỡng. Chúng được sản xuất với hình dạng được đặc biệt. Dạng viên hoặc dạng que để làm sạch răng khi nhai, giúp làm giảm mảng bám đáng kể. Tuy nhiên, đánh răng hàng ngày vẫn là cách vệ sinh răng miệng tốt nhất.

Sức khỏe và sự phát triển đối với chó bị suy dinh dưỡng

Những vấn đề về đại tiện

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi lại thải ra một lượng phân lớn. Nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là thức ăn kém chất lượng. Bên cạnh đó, chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với chú chó. Hoặc chất lượng của các thành phần trong thức ăn thay đổi thất thường. Nó còn gây táo bón và tiêu chảy.

Chậm phát triển

Chó con cần lượng protein, chất béo cũng như canxi lớn hơn so với chó trưởng thành. Nó là điều kiện để có thể phát triển cứng cáp và khoẻ mạnh. Những giống chó có kích thước cơ thể khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Do đó, những chú cún con phải được ăn một chế độ ăn chất lượng cao.

Dị ứng và suy giảm miễn dịch

Thức ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ thì chó cũng không khác gì con người. Những chú chó có chế độ ăn thiếu chất thường mắc nhiều bệnh hơn so với những chú chó có chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

Thiếu năng lượng

Chó đang trưởng thành, chó làm việc và chó hiếu động cần nhiều calo hơn so với chó già. Nếu nhu cầu calo không được đáp ứng chúng sẽ bị sụt cân. Nhanh chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi, bơ phờ. Những thức ăn khó tiêu hoá, cơ thể chú sẽ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.

Nên làm gì khi chó con bị suy dinh dưỡng

Nếu chú chó của bạn có dấu hiệu chó bị suy dinh dưỡng bạn cần phải hành động. Cách tốt nhất là phải chắc chắn rằng bạn đang cho cún cưng ăn những thức ăn phù hợp. Hiện nay, các loại thức ăn hạt cho chó có sẵn trên thị trường vẫn là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất.

Chúng có những công thức đáp ứng nhu cầu của từng giai đoạn, lối sống. Thậm chí còn có cả những chế độ ăn đáp ứng nhu cầu của từng giống chó. Ví dụ như chế độ tốt cho lông phù hợp với giống Golden Retriever và Poodle. Hay chế độ tốt cho xương khớp cũng như cơ bắp phù hợp với giống Dachshund (Lạp xưởng), Bec Gie (GSD), Bulldog…

Động vật ăn thức ăn sẵn có tuổi thọ cao hơn so với động vật ăn thức ăn nhà nấu. Điều này có được là nhờ vào sự cân bằng chính xác giữa các chất chống ôxi hoá, vitamin và khoáng chất. Cùng sự hỗ trợ trong việc giữ gìn răng miệng khoẻ mạnh. Có những chế độ ăn được lựa chọn để hỗ trợ điều trị các bệnh. Ví dụ như bệnh thận, viêm khớp hay rối loạn chức năng nhận thức… Nếu bạn chưa chắc chắn chế độ khẩu phần ăn cho chó thế nào là phù hợp với cún cưng nhà mình thì tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ thú y.

Điều trị chó bị còi xương, suy dinh dưỡng

  • Cải thiện khẩu phần ăn: bổ sung canxi, photpho và vitamin D vào thức ăn hàng ngày. Nếu con vật bị liệt cần lót ổ cho chó nằm, thường xuyên xoa bóp và trở mình cho con vật.
  • Bổ sung vitamin D: 5000UI/con. Tiêm bắp Poly AD 0,5ml/ngày.
  • Dùng canxi bổ sung trực tiếp vào máu: Tiêm Vime-Calamin 1ml/2kg thể trọng/ngày.

Dù đại đa số mọi người thường đổ dồn sự chú ý vào chuyện làm sao để giúp cún cưng của mình giảm đi vài kg thì trên thực tế, đôi khi chó cũng cần phải được tăng cân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt cân ở chó. Từ giun sán, dị ứng với thức ăn cho đến các bệnh về tiêu hoá. Thậm chí là ung thư. Nếu thấy dấu hiệu chó bị suy dinh dưỡng, còi xương, sụt cân hãy đưa đi khám bác sĩ ngay.

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *