Phòng tránh và điều trị Rùa bị bệnh rụng đuôi và rơi từ trên xuống

Chúng ta không thể lúc nào cũng nhốt Rùa Đá Trung Quốc ở trong hộp nước, có lúc cũng sẽ để chúng ra ngoài hít thở không khí trong lành. Ví dụ như đặt chúng lên trên bàn để cho chúng tự mình bò một lúc. Tuy nhiên có khi có khả năng sẽ xảy ra một số tai nạn ngoài ý muốn, đó là trong lúc chúng ta sơ ý Rùa Đá Trung Quốc liền rơi từ chỗ cao xuống mặt đất. Vậy thì làm thế nào khi rùa bị rơi từ chỗ cao xuống, thảo luận cùng Bác sĩ thú y nhé.

Làm gì khi Rùa bị rơi từ trên xuống

Những trường hợp có thể gặp phải

  • Có những con rùa khá lớn, mai rùa khá cứng, nếu độ cao không quá cao thì sau khi rơi xuống vẫn sẽ hoạt bát như thường, nhưng không thể vì thế mà sao nhãng, xem xem mai rùa có bị sứt mẻ không, trên cơ thể có vết thương nào không…
  • Nếu như là rùa con, mai rùa vẫn còn khá mềm, có khả năng ngoại trừ vết thương bên ngoài còn có thể dẫn đến chảy máu bên trong…
  • Nếu như chỗ cao tương đối cao, ví dụ như rơi từ tầng 3 xuống tầng 1. Cái này thì bất luận là rùa lớn hay rùa nhỏ, nhất định phải quan sát ngoại trừ vết thương bên ngoài ra thì có hiên tượng chảy máu bên trong không.

Chữa trị

  • Nếu như phát hiện có vết thương bên ngoài, có thể lau sạch sẽ miệng vết thương, sau đó bôi thuốc Chlotetracycline, I-ốt, nước thuốc tím,v.v…thuốc bôi vết thương ngoài cũng được, nếu như là giống rùa nước thì phải nuôi khô một thời gian đợi cho vết thương ổn định.
  • Nếu như phát hiện tinh thần của rùa không tốt, hãy đừng vội lo lắng, kiên nhẫn quan sát thêm, xác định chắc chắn xem có phải bị hoảng sợ không, hoặc là bị vết thương bên trong không.

Nếu như phát hiện mai rùa rớm tia máu, hoặc là ăn cái gì đào thải ra cái đó, có lúc kèm theo chảy máu, thế thì có lẽ là bị nội thương rồi, bị thương nội tạng bên trong, có thể sử dụng pha thuốc Vân Nam bạch dược (1 loại thuốc cầm máu nổi tiếng của TQ) vào nước, sau đó thả rùa vào trong nước ngâm để điều dưỡng.

Bệnh rụng đuôi ở Rùa

Rụng đuôi là một cơ chế tự bảo vệ riêng có ở một số loài động vật, ví dụ như Thằn Lằn dùng cách rụng đuôi này để tháo chạy khỏi kẻ săn mồi, đương nhiên đây là một hiện tượng rất đặc biệt, rùa vốn không có sẵn loại đặc tính này, vì vậy sau khi bạn nhìn thấy rùa rụng đuôi, thì nhất định phải chú ý nhé, bởi vì nếu xử lý không thích hợp thì rất có khả năng dẫn đến cái chết của rùa.

Triệu chứng

Phần đuôi của rùa bị tuột da, thối rữa, lở loét, nứt gãy, lộ ra cơ và xương, thậm chí là một phần hoặc toàn bộ đuôi bị đứt ra.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Chất nước không tốt, các vi khuẩn ăn mòn sinh sản trong nước gặm nhấm đuôi rùa, khiến cho phần đuôi của rùa bị tuột da, thối rữa, lở loét, thời gian ăn mòn dài sẽ xuất hiện hiện tượng rụng đuôi.
  • Rùa bắt cào lẫn nhau hoặc tranh giành thức ăn, chỗ đuôi bị cào bị thương có mùi tanh (kịp thời tách ra nuôi riêng), rùa hiểu nhầm đó là thức ăn thì sẽ cắn bị thương hoặc cắn đứt đuôi.

Phòng ngừa và điều trị

  • Tối ưu hóa chất lượng nước. Thường xuyên tiến hành khử trùng sát khuẩn cho nước nuôi rùa, thay nước định kỳ, phòng ngừa sự sản sinh của các vi khuẩn ăn mòn ở trong nước.

Điều trị vết thương ngăn ngừa thối rữa. Đối với rùa có phần đuôi bị tuột da, thối rữa, lở loét, bị đứt lìa một phần, thì dùng thuốc sát trùng cầm máu hoặc dung dịch thuốc tím bôi lên vết thương, mỗi ngày bôi 2-3 lần, một liệu trình điều trị khoảng 7 ngày liên lục, thông thường thì cần dùng thuốc trong 2-3 liệu trình thì miệng vết thương về cơ bản là sẽ khỏi

5/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

2 bình luận “Phòng tránh và điều trị Rùa bị bệnh rụng đuôi và rơi từ trên xuống

    • Khi rùa bị thương, việc quản lý môi trường sống của nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Dưới đây là một số lưu ý:

      Giữ rùa ở môi trường khô ráo: Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành, bạn nên giữ rùa ở môi trường khô ráo trong một thời gian. Điều này giúp vết thương không tiếp xúc với nước, giảm nguy cơ nhiễm trùng và cho vết thương cơ hội mau lành.

      Cung cấp nước sạch: Mặc dù rùa đang được giữ ở môi trường khô ráo, bạn vẫn cần cung cấp nước sạch cho nó hàng ngày để uống và làm sạch cơ thể. Đảm bảo rằng rùa có thời gian ngắn để bơi lội trong nước sạch mỗi ngày, sau đó lau khô và đặt trở lại vào môi trường khô ráo.

      Tránh tiếp xúc với đồng loại: Để tránh việc bị xâm nhập hoặc gây thương tích thêm, bạn nên giữ rùa ở một môi trường riêng biệt, xa các con vật khác.

      Theo dõi vết thương: Theo dõi vết thương thường xuyên để xem nó có dấu hiệu nhiễm trùng (như sưng, đỏ, có mùi, chảy mủ) hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.

      Tư vấn với bác sĩ thú y: Để đảm bảo bạn đang cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho rùa của mình, bạn nên thảo luận với bác sĩ thú y. Họ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể và hướng dẫn chăm sóc dựa trên tình trạng cụ thể của rùa.

      Một số vết thương có thể cần phải giữ rùa ở môi trường khô ráo trong một khoảng thời gian dài hơn so với vết thương khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *