Phải làm gì khi phát hiện tụ máu vành tai ở chó

Bạn lo lắng khi một ngày phát hiện hiện tượng tụ máu vành tai ở chó. Bạn thấy vành tai của chó bị sưng phồng lên, kiểm tra thì thấy có máu tụ bên trong. Trong trường hợp này, bạn đừng hoang mang và lo lắng quá, mà hãy bình tĩnh xử lí nhé. Pet Mart sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết và điều trị tụ máu vành tai ở chó.

Hiện tượng tụ máu vành tai ở chó là gì?

Tụ máu vành tai ở chó là hiện tượng tai chó mèo bị sưng phồng lên. Trên tai chó sẽ xuất hiện một bọc mềm, có chứa máu. Điều này làm tai của chúng bị cụp xuống gây khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên cún cưng vẫn ăn uống được bình thường. Những khối máu tụ này dần dần sẽ gây nên đau đớn và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng tai bị biến dạng vĩnh viễn.

Nguyên nhân và triệu trứng chó bị tụ máu ở tai

Nguyên nhân

  1. Thường là do tai của chó bị tổn thương. Có thể do cắn nhau với những chú chó khác bị cắn thương dẫn đến chó bị tụ máu ở tai.
  2. Do ve rận cắn tai gây ngứa ngáy. Những chú chó không chịu được gãi nhiều làm vỡ một số mạch máu bên trong và tụ máu lại ở vành tai.
  3. Do sự phát triển quá mức của lông ở tai.

Triệu chứng

  1. Tai chó có biểu hiện căng dần. Lúc đầu mềm sau đó căng lên, sờ vào cảm giác căng cứng. Chó có thể bị 1 bên tai hoặc cả 2 bên tai.
  2. Chó hay gãi tai, lắc đầu liên tụ. Có biểu hiện khó chịu, đau, kêu rên rỉ khi động vào tai.
  3. Kiểm tra tai thì thấy trên tai xuất hiện một bọc mềm, phồng lên chứa máu bên trong. Lúc đầu có thể ở vành tai, sau đó cả tai sẽ sưng phồng lên. Bệnh nặng hơn có thể lan xuống phần đầu của cún cưng.
  4. Cún cưng hoạt động vẫn bình thường, ăn uống không có gì thay đổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp cún cưng sốt, bỏ ăn.

Điều trị bệnh chó bị tụ máu ở tai

Có những lựa chọn điều trị khác nhau khi tụ máu vành tai ở chó. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào việc xác định mức độ nghiêm trọng của khối máu tụ, kích thước của khối máu tụ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh. Tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của tai, lâu dần vành tai nhăn nheo biến dạng.

  1. Có thể chẩn đoán và chích phân tích máu trong khối tụ ở tai rồi hút máu ra, sát trùng và băng lại.
  2. Xử lí bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa.
  3. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật như: Penicillin, Cefortaxime.
  4. Vệ sinh tai cho chó định kỳ.
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
80.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
170.000

Nhiều người cho rằng khối máu tụ sẽ dần dần tan đi như ở con người. Nhưng thực chất lại không phải vậy, bạn cần chú ý theo dõi tai cún để đưa cún cưng đến bác sĩ thú y thăm khám kịp thời. Việc thường xuyên vệ sinh tai cho chó cưng sạch sẽ là việc mà bất kì chủ nhân nào cũng nên làm. Đặc biệt là đối với những giống chó mà trong tai có nhiều lông. Cần nhổ sạch lông và làm sạch định kì. Nếu không thực hiện được việc này, bạn có thể mang tới Pet Mart để được hỗ trợ.

3.3/5 - (14 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *