Chia sẻ cách ghép đàn và nuôi chó con mất mẹ

Cách ghép đàn và nuôi chó con mất mẹ là một công việc không hề đơn giản. Những chú chó con rất yếu ớt và cần được quan tâm. Nuôi dưỡng chó con mồ côi đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Nhưng kết quả đạt được sẽ đem đến cho chúng ta niềm vui và những trải nghiệm rất bổ ích. Hãy tham khảo bài viết sau đây cùng Pet Mart để chăm sóc tốt nhất cho những chú chó con sơ sinh mất mẹ.

Chuẩn bị tâm lý để thay chó mẹ chăm sóc chó con

Chó con “mồ côi” mẹ khi chó mẹ không đủ khả năng chăm sóc chó con mới sinh. Việc nuôi chó con mất mẹ đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng, bài tiết phù hợp. Chó con cần được hoạt động và ngủ trong môi trường vệ sinh sạch sẽ. Thường do những nguyên nhân sau:

  1. Chó mẹ không có sữa.
  2. Chó mẹ có hành vi và tâm lý bất thường dẫn đến việc nuôi con không tốt.
  3. Chó mẹ từ chối nuôi con.
  4. Biến chứng sau sinh khiến chó mẹ suy giảm sức khỏe.
  5. Chó mẹ chết sau khi sinh con.

Yêu cầu khi nuôi chó con mất mẹ

Nuôi chó con mất mẹ rất khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể thành công. Để đạt được điều đó chúng ta phải cân nhắc các yếu tố sau:

  • Dinh dưỡng cho chó con trước và sau khi chó con cai sữa
  • Vệ sinh cho chó con
  • Nhiệt độ và độ ẩm cho chó con
  • Phòng bệnh cho chó con
  • Cách chăm sóc và hòa nhập môi trường sống

Chó con khỏe mạnh trông bụ bẫm, cứng cáp, yên lặng và ngủ nhiều. Chó con không được khỏe thì có giọng yếu ớt, ngọ ngậy thường xuyên và kêu la nhiều. Nếu không được hỗ trợ, chúng sẽ trở nên yếu ớt, ít vận động và uể oải. Lâu ngày sẽ dẫn tới những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Dinh dưỡng khi nuôi chó con mất mẹ

Nếu có thể, cho chó con bú sữa mẹ trong 12 tiếng đầu sau sinh. Chó con có thể hấp thụ kháng thể từ sữa đầu trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Nếu chó mẹ vẫn có thể cho con bú, việc nuôi dưỡng chó con sẽ dễ dàng hơn.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chó con là yếu tố quan trọng nhất. Nếu chó mẹ không có sữa hoặc không nuôi được, cần phải cho chó con bú bằng bình hoặc bằng ống xy lanh. Việc cho ăn bằng bình sữa hoặc xy lanh nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ thú y. Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.

Nhu cầu calo của chó con: Tuần 1: 132-152 kcal/ngày. Tuần 2: 154-174 kcal/ngày. Tuần 3: 176-196 kcal/ngày. Tuần 4: 198-220 kcal/ngày. Bạn có thể sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ hoặc tự pha chế tại nhà. Công thức như sau:

  • 1 cốc sữa (bò hoặc dê)
  • 1 ít muối (nhúm nhỏ)
  • 3 lòng đỏ trứng gà (bỏ lòng trắng)
  • 1 muỗng súp dầu bắp
  • ¼ muỗng trà vitamin (dạng nước)

Lưu ý khi nuôi chó con mất mẹ

  1. Không dùng lòng trắng trứng sống vì có thể gây thiếu Biotin (vitamin H).
  2. Không dùng mật ong vì mật ong có thể chứa một số vi khuẩn gây tử vong cho chó con.
  3. Khi dùng “sữa thay thế sữa mẹ” hay sữa “tự chế biến”, nên pha chế 1 lần dùng cho 1 ngày và bảo quản trong tủ lạnh.
  4. Vệ sinh và làm khô bình sữa và núm vú hoặc xy lanh kỹ lưỡng trước và sau khi cho bú.
  5. Làm ấm sữa (36-38oC) trước khi cho bú.
  6. Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.
  7. Khi cho chó bú bằng bình hoặc xylanh, phải rất cẩn thận tránh chó bị sặc và sữa vào phổi.
  8. Nên sử dụng bình sữa thay cho 2-3 xy lanh/ngày để tập phản xạ bú cho chó con. Việc này cũng giúp những chú chó con giảm khuynh hướng bú lẫn nhau, có thể gây tổn thương nhau.
  9. Chó con cần được ợ hơi (đưa hơi từ dạ dày ra) sau mổi lần bú. Giữ chó con đứng thẳng hoặc qua khỏi vai của bạn, vỗ nhè nhẹ vào lưng chó.

Liệu trình chế độ ăn cho chó con mất mẹ

  • Tuần 1: Trong khoảng thời gian 48-72h đầu tiên, nuôi chó con mất mẹ bằng cách cho bú với tần suất 1 lần/2h. Những ngày sau đó 1 lần/3h/ban ngày, và 1 lần/4h/ban đêm.
  • Tuần 2: 1 lần/4h/ban ngày; 1 lần /6h/ban đêm
  • Tuần 3: Bắt đầu cho chó con dùng cháo: 3 lần/ngày bằng bình.

Khi chó con cứng cáp hơn và có thể ăn thức ăn, bạn có thể nấu cháo cho chó con ăn dặm. Cho 2 cốc thức ăn dành cho chó con và khoảng 350g sữa thay thế vào máy trộn. Cho nước nóng vào đầy bình. Cho máy xay và trộn đều cho đến khi giống như bột ngũ cốc dùng cho trẻ em. Liều lượng này có thể dùng đủ cho 6 chó con thuộc giống chó cỡ trung bình.

Thỉnh thoảng có thể cho chó ăn nhiều hơn nhưng không nên thường xuyên. Vì cho ăn quá nhiều có thể làm chó bị chướng bụng, đầy hơi, nôn mửa. Đặc biệt chó dễ bị sặc và tràn thức ăn vào phổi. Luôn giữ chó sạch sẽ trước và sau khi cho bú/ăn.

Vệ sinh chăm sóc chó con mất mẹ

Chó con mới sinh ra không thể tự đi vệ sinh. Các tổ chức cơ vẫn chưa hoàn thiện để kiểm soát chức năng này, do đó chúng cần phải được kích thích. Thông thường chó mẹ sẽ liếm vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục để kích thích cho con đi vệ sinh.

Nuôi chó con mất mẹ phải được người chủ thực hiện nhiệm vụ này, nhất là sau mỗi lần cho bú. Bạn chỉ cần dùng 1 miếng khăn mềm thấm nước ấm. Chà nhẹ vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục 1-2 phút. Cần làm như vậy cho đến khi chó được 21 ngày tuổi, khi ruột và bàng quang đã đủ khỏe. Quan sát kỹ phân và nước tiểu của chó xem có dấu hiệu của bệnh hay không? Nước tiểu phải trong và có màu vàng nhạt. Nếu vàng đậm hoặc cam là chó không được cho ăn đủ.

Phân chó con phải có màu nâu và sệt. Màu xanh là bị nhiễm khuẩn. Quá đặc là thức ăn thiếu khẩu phần, không đủ dinh dưỡng. Nếu phân quá đặc, cứng, nên cho chó con ăn thành nhiều lần trong ngày hơn là tăng lượng thức ăn /lần.

Nhiệt độ và độ ẩm cho chó con

Để nuôi chó con mất mẹ khỏe mạnh, chúng phải được ở trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt như chó trưởng thành. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng: lò ấp, đèn sưởi, đệm nước, hoặc đệm sưởi điện. Đặc biệt chú ý không được để nhiệt độ quá cao làm chúng bị bỏng.

Phải trang bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong khu vực. Nếu dùng tấm đệm sưởi phải bọc ngoài bằng khăn vải dày để tránh chó con bị bỏng. Nếu chó con có thân nhiệt thấp, nên làm ấm từ từ trên 2 – 3h. Điều này giúp chó đạt được thân nhiệt bình thường (khoảng 36°C). Trước khi cho bú/ăn, chó con phải đạt được thân nhiệt bình thường.

Giữ môi trường có độ ẩm phù hợp với môi trường của người. Có thể tăng cường độ ẩm bằng cách phủ khăn ẩm trên chuồng/lồng. Không nuôi chó con mất mẹ trong môi trường ẩm mốc vì chó con thường bị lạnh, nhiễm nấm mốc và bệnh đường hô hấp.

Phòng bệnh cho chó con

Phần lớn nuôi chó con mất mẹ đều có nguy cơ nhiễm bệnh do vi rút như: Canine Distemper (Care), Parvovirus…Vì chúng mất mẹ và không được bú sữa đầu từ mẹ. Do không có hệ miễn dịch tốt, chó con mồ côi nên sớm được tiêm phòng vaccine. Hiệp hội kí sinh trùng thú y Hoa Kỳ (AAVP) khuyến cáo liệu trình tẩy giun cho chó con:

  • Bắt đầu tẩy giun lúc 2 tuần tuổi.
  • Lặp lại vào tuần 4, 6, và 8.
  • Sau đó tẩy giun 1 lần/tháng.

Tẩy giun cho chó con bằng thuốc kết hợp với điều trị giun đường tiêu hóa và các loại kí sinh trùng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro bệnh KST. Nếu không bạn cần tiến hành tẩy giun vào tuần 2, 4, 6, 8. Và sau đó hàng tháng cho đến 6 tháng tuổi.

Nuôi dưỡng chó mất mẹ và hòa nhập với môi trường

Chó con cần được kích thích để phát triển hình vóc và tâm lý. Nếu chúng có các bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích lẫn nhau để phát triển. Ôm ấp chúng vào lòng mỗi khi bạn đánh thức chúng trước và sau khi cho ăn. Giúp chó con làm quen với con người và thú cưng khác. Điều này cần được bắt đầu vào thời điểm 5 – 6 tuần tuổi.

Nuôi chó con mất mẹ cần bắt đầu cho chúng tập làm quen với hình ảnh, âm thanh của người và động vật. Cho hòa nhập sớm sẽ giúp chó con có cảm giác an toàn. Việc hòa nhập sớm còn giúp chó dễ thích nghi sau khi tách đàn. Tránh được các vấn đề sức khỏe sau này.


Tìm hiểu ghép đàn cho chó con sơ sinh mất mẹ

Ghép đàn cho chó sơ sinh là đưa chó con của đàn khác nhập với đàn có mẹ và con ruột.  Những chú chó con từ nơi khác nhập vào với đàn con đẻ và nhận được sự chăm sóc của chó mẹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những đứa con nuôi có thể gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn bị từ chối nhập đàn. Bạn cần phải lưu ý ghép đàn nuôi chó con mất mẹ không thể tùy tiện thực hiện. Nếu không tuân thủ những điều kiện dưới đây, rất có thể gây nguy hiểm tới cho cả đàn con đẻ lẫn đàn con nuôi.

  1. Thứ nhất: Chỉ thực hiện ghép đàn nuôi chó con mất mẹ và con đẻ đều phải khoẻ mạnh. Một số bệnh hay gặp ở chó lây lan rất nhanh.  Đàn chó mèo con có thể bị ủ mầm bệnh. Nếu chủ nhân không kiểm tra kĩ sẽ ảnh hưởng tới cả đàn và chó mèo mẹ.
  2. Thứ hai: Là sự chênh lệch về tuổi giữa đàn con đẻ và con nuôi không được quá xa. Chế độ dinh dưỡng không giống nhau khiến chó mèo sơ sinh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương. Những con quá lớn sẽ tranh hết phần ăn của những chú chó nhỏ.
  3. Thứ ba: Là không quá khác nhau về giống. Hai đàn con được ghép với nhau phải có nét tương đồng với nhau. Tránh một số trường hợp mẹ thì nhỏ mà con thì lại quá to. Ví dụ như: mẹ Chihuahua nuôi con Boxer hoặc Becgie…
  4. Cuối cùng: Trước khi ghép đàn cho chó mèo sơ sinh phải tìm hiểu về chó mèo mẹ. Xem tính cách của chó mèo có dễ gần hay không. Vì thông thường, khi trở thành những người mẹ, không có chú chó mèo nào lại dễ tính cả.

Quan sát chó mèo mẹ nuôi con có khéo hay không. Nếu ngay cả đàn chó đẻ chó mẹ vẫn còn khá vụng về thì làm sao chăm thêm được đàn con nuôi. Kiểm tra chất lượng sữa có tốt và về đều hay không cũng rất quan trọng.

Cách ghép đàn cho chó con sang đàn khác

Trước khi tiến hành ghép đàn, nên cách ly đàn con đẻ và chó mẹ khoảng 2 – 3 tiếng. Lấy bông khô hoặc khăn mềm sạch thấm nước tiểu và phân của đàn con đẻ bôi lên toàn thân đàn con nuôi. Đặc biệt là khu vực hậu môn và đuôi. Đây là những vị trí chó mẹ hay tiếp xúc để vệ sinh giúp đàn con nhỏ.

Trong khoảng thời gian cách ly này, cho chó mẹ tiếp xúc với đàn con nuôi để chó mẹ quen hơi. Sau khi chó mèo mẹ đã quen, trộn lẫn cả con đẻ và con nuôi rồi đặt vào vị trí cũ. Nhẹ nhàng đưa chó mẹ về ổ, quan sát thái độ của chúng. Chó mẹ không thể kiểm soát số lượng chó con của mình. Nhưng sẽ kiểm tra chó lạ bằng cách ngửi hậu môn và liếm lỗ tiểu chó con. Nếu chó mẹ cho bú sữa nghĩa là đã ghép đàn thành công.

Một số lưu ý khi ghép đàn nuôi chó con mất mẹ

Ghép đàn nuôi chó con mất mẹ có những điểm khác biệt mà bạn cần hết sức lưu ý. Việc ghép đàn cho chó khó hơn ghép mèo. Khứu giác của chó rất thính, nếu để chó mẹ ngửi mùi phát hiện được chó con lạ có thể cắn chết ngay.

  1. Không gian ghép đàn phải yên tĩnh, không cho nhiều người lạ xem. Nếu có xuất hiện của đối tượng lạ sẽ làm chó mẹ hoang mang, sợ hãi.
  2. Khi ghép không ghép thêm quá nhiều con. Phải xem đàn con đẻ số lượng bao nhiêu, sức của chó mẹ có thể nuôi thêm được hay không? Chó mẹ nuôi không xuể sẽ chết tất cả đàn.
  3. Lưu ý bệnh sốt giật can-xi huyết cả chó và mèo. Chó thường hay bị hơn. Nên trong quá trình chăm sóc, có thể bổ sung canxi cho chó nhiều hơn đễ hỗ trợ.
  4. Có thể cho chó sơ sinh uống thêm sữa ngoài. Sữa ngoài có thể dùng sữa dùng cho trẻ nhỏ sơ sinh hoặc sữa tiệt trùng không đường. Tuyệt đối không sử dụng sữa có đường nhé. Đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chó mẹ.

Có một số trường hợp, trong gia đình có nhiều chó mẹ cùng đẻ một lúc. Các đàn chó sơ sinh có thể bú lẫn lộn thì đó không được gọi là ghép đàn. Bản chất là chúng đã quen biết nhau từ trước, thậm chí còn có quan hệ họ hàng, chó cùng huyết thống với nhau. Điều này là rất bình thường.

4.8/5 - (37 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *