Cách nuôi chim Sáo Đen qua các giai đoạn

Theo kinh nghiệm của một số người chơi lâu năm, cách nuôi chim Sáo Đen không quá phức tạp. Chỉ có thời gian đầu khi chim chưa thuần, bạn sẽ gặp một số rắc rối. Nhưng nhìn chung Sáo Đen vẫn là một trong những loại chim cảnh đáng nuôi nhất của người Việt.

Trong bài viết dưới đây, bác sĩ thú y sẽ giới thiệu cách nuôi chim Sáo Đen hợp lý được tổng kết từ nhiều chuyên gia. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chọn mua chim Sáo Đen

Sáo Đen không phải là giống chim đẹp nhất, giọng hót cũng phải thuộc hàng hay nhất. Nhưng chúng lại rất dễ quen thân với người, có thể thả chơi trong nhà. Hơn nữa còn biết bắt chước tiếng người hoặc các âm thanh khác.

Chọn mua chim Sáo Đen

Đa số người nuôi chim Sáo Đen dạy chúng nói chuyện. Chọn mua Sáo Đen nên tìm những con mỏ màu ngà, chân màu da cam. Đây là những kinh nghiệm được nhiều người nuôi lâu năm áp dụng.

Nên chọn mua chim non hoặc mới trưởng thành. Những con chim già thường rất hung dữ hoặc quá nhát, rất khó thuần.

Chuồng nuôi chim Sáo Đen

Sáo Đen hay Yểng đều cần nuôi trong lồng lớn, nên dùng lồng kim loại để tránh bị chúng làm hỏng. Chúng hoạt động khá nhiều và khỏe, đặc biệt là những con chim hoang dã. Do đó lồng chim phải được gia cố chắc chắn. Lồng kim loại cũng hạn chế chuột và các động vật khác gây hại cho chim.

Trong lồng phải có cầu đậu, cóng ăn/uống. Riêng cóng chim Sáo Đen cần sâu và to hơn các giống chim khác. Chất liệu chắc chắn để tránh bị chim làm vỡ.

Thức ăn cho chim Sáo Đen

Thức ăn cho chim Sáo Đen

Thức ăn cho chim trưởng thành chủ yếu là gạo trộn lòng đỏ trứng. Mỗi buổi sáng cho ăn thịt băm trộn lẫn hoa quả xắt nhỏ, cám chim (loại dành cho Họa Mi). Lượng thức ăn vừa đủ để chim ăn hết trong 1-2 giờ.

Thức ăn cho chim Sáo con gồm cám chim trộn thịt băm. Thêm nước hoặc dùng chuối tây nghiền nhuyễn thành hỗn hợp như cháo. Cho vào xi lanh nhỏ cho chim ăn, mỗi ngày cho ăn 5-8 lần.

Khi chim non lớn hơn một chút, bạn có thể đổi sang thức ăn khô. Khi lông chim mọc đủ, bắt đầu cho chúng ăn gạo trộn kê và lòng đỏ trứng. Thay mới thức ăn và nước hàng ngày để tránh nhiễm bệnh.

Chăm sóc và dạy dỗ chim Sáo Đen

Sáo Đen đi vệ sinh nhiều, phân khá tanh. Vì thế bạn cần vệ sinh chuồng hàng ngày để tránh lây nhiễm bệnh. Đồng thời chuẩn bị một cái lồng phụ, đặt một bát nước để chim tắm thường xuyên. Bạn có thể để chúng tự tắm, hoặc dùng vòi hoa sen phun nhẹ vào người chúng. Cho chim phơi nắng ở nơi ấm áp, tránh gió lùa, ánh sáng vừa phải.

Chăm sóc và dạy dỗ chim Sáo Đen

Thời gian huấn luyện Sáo Đen tốt nhất là khi chúng còn nhỏ, chọn lúc chúng đang đói. Tìm nơi yên tĩnh, không có tạp âm để huấn luyện. Thông thường với 1 câu đơn giản, chúng sẽ mất 3-7 ngày để luyện được.

Dùng một con chim đã biết nói là cách nhanh nhất để huấn luyện. Chúng sẽ tự học hỏi lẫn nhau, có khi không cần bạn dạy dỗ, chúng cũng có thể nói được những câu đơn giản. (Xem thêm cách tập cho Sáo Đen nói tại petmart.vn)

Phương pháp này có thể áp dụng cho Sáo Nâu, Sáo Sậu, Sáo Lưng Tía và một số loại chim khác. Nếu bạn đang quan tâm: kỹ thuật nuôi chim sáo sinh sản, cách nuôi chim sáo nghệ. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

4.7/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu tổng quan về loài vẹt Lory đỏ

Vẹt Lory đỏ rất đẹp từ mọi góc độ. Loại vẹt này rất phổ biến ở Đài Loan. Vẹt Lory ...

Thiếu hụt Vitamin E có ảnh hưởng gì khi nuôi Vẹt cảnh?

Việc thiếu hụt Vitamin E thông thường sẽ dẫn đến việc xuất hiện những ảnh ảnh không tốt ở Vẹt ...

Những loại bệnh ở Chim thường gặp và cách điều trị

Vì không có nhiều nơi khám bệnh cho Chim nên nhiều khi Chim của bạn xảy ra vấn đề, bạn ...

Các vấn đề dinh dưỡng cần chú ý trong thức ăn của vẹt

Trên thực tế, rất khó để kiểm soát lượng chất dinh dưỡng một cách chính xác. Chúng ta thường xác ...

3 bình luận “Cách nuôi chim Sáo Đen qua các giai đoạn

    • Chim sáo đen (còn gọi là “starling”) là loài chim thông minh và có thể được huấn luyện để quen với con người. Dưới đây là một số mẹo để giúp chim sáo đen của bạn trở nên dạn dĩ hơn:

      – Tạo Môi Trường An Toàn: Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng chim cảm thấy an toàn trong môi trường sống mới của mình. Đặt lồng ở nơi yên tĩnh, tránh xa âm thanh lớn và hoạt động náo nhiệt.

      – Thời Gian Quen Nhau: Hãy dành thời gian ở gần lồng mỗi ngày mà không làm phiền chim. Bạn có thể đọc sách, làm việc trên máy tính, hoặc thậm chí nói chuyện nhẹ nhàng gần lồng để chim quen với sự hiện diện của bạn.

      – Nhận Diện Giọng Nói: Nói chuyện với chim mỗi ngày. Giọng điệu nhẹ nhàng và thân thiện sẽ giúp chim dần dần cảm thấy thoải mái với bạn.

      – Đưa Thức Ăn Từ Tay: Khi chim đã quen với sự hiện diện của bạn, hãy thử đưa thức ăn qua lồng bằng tay. Điều này giúp tăng cường lòng tin và mối quan hệ giữa bạn và chim.

      – Tập Huấn Luyện Nhẹ Nhàng: Khi chim đã quen với việc ăn từ tay, bạn có thể bắt đầu huấn luyện nhẹ nhàng với các phần thưởng thức ăn.

      – Kiên Nhẫn: Quan trọng nhất là phải kiên nhẫn. Mỗi chim có tính cách và thời gian thích nghi khác nhau, vì vậy không nên vội vàng hoặc ép buộc chim.

      Nhớ rằng, quá trình này có thể mất thời gian và yêu cầu sự nhẫn nại. Chim sáo đen cần cảm thấy an toàn và yêu mến để trở nên thân thiện hơn với con người.

  1. Làm sao cho chim sáo đen hết giật mình vậy ạ? Cứ tối nó giật mình là nó nhảy lồng lộn luôn ạ. Em cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *