Cách chữa mèo bị viêm đường tiết niệu và đái dắt

Mèo bị viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trong đường tiết niệu. Chúng khiến mèo bị đái dắt và ảnh hưởng tới sức khỏe của thú cưng. Căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người mà còn xuất hiện ở cả loài mèo. Vậy làm thế nào nếu chú mèo nhà bạn mắc bệnh này? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.

Mèo bị viêm đường tiết niệu là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu là thuật ngữ để chỉ các chứng rối loạn và các bệnh ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Có thể là bàng quang hay niệu đạo của mèo. Bệnh gây ra do sự hình thành của sỏi trong đường tiết niệu. Gây đau đớn, mèo bị đái dắt và gây bệnh cho mèo. Nếu mèo bị viêm đường tiết niệu thì đây là một căn bệnh nghiêm trọng. Đòi hỏi bạn phải chăm sóc mèo một cách chu đáo.

Viêm đường tiết niệu là một bệnh đa hệ và không có nguyên nhân duy nhất. Mèo bị viêm đường tiết niệu nếu bị sỏi sẽ gây kích ứng. Nó khiến chúng đau và có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Bệnh có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân mèo bị viêm đường tiết niệu

  • Mèo bị viêm đường tiết niệu do béo phì, ít vận động.
  • Mèo có tiểu sử bệnh thận mãn tính và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Cả mèo đực và mèo cái đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, những con mèo đực đã triệt sản có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cao hơn.
  • Thiếu dinh dưỡng, thức ăn cho mèo có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cơ thể chúng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao thức ăn lại góp phần cho sự phát triển của bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Do thức ăn có hàm lượng Canxi, Phốt pho và Magiê quá cao. Đây là các tác nhân dẫn đến sự hình thành tinh thể trong nước tiểu. Thậm chí là sỏi trong đường tiết niệu.
  • Thực phẩm ảnh hưởng đến độ pH, nồng độ axit và nước tiểu. Nếu nồng độ axit cân bằng, các tinh thể, sỏi sẽ khó hình thành trong đường tiết niệu.
  • Do tâm lý của mèo, sự căng thẳng khi gặp người lạ, xung đột với những vật nuôi khác hoặc không có chỗ để nghỉ ngơi và sinh hoạt thoải mái.
  • Mèo bị viêm đường tiết niệu do không được uống đủ nước.

Dấu hiệu mèo bị viêm đường tiết niệu

Khi bắt gặp những dấu hiệu bất ổn từ mèo cưng, đặc biệt là khi chúng không thể tự đi tiểu, tắc nghẽn đường tiết niệu, mèo bị đái dắt bạn hãy tìm gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Các dấu hiệu sau cho thấy mèo gặp phải vấn đề về tiết niệu:

  • Đi tiểu bên ngoài khay vệ sinh. Mặc đù trước đó đã huấn luyện mèo đi đúng chỗ.
  • Đi tiểu trong tình trạng căng thẳng.
  • Mất kiểm soát bàng quang.
  • Số lần đi tiểu tăng và nước tiểu ít. Mèo đái dắt nhỏ giọt.
  • Nước tiểu màu đỏ hồng, đen hoặc có máu.
  • Mèo bị viêm đường tiết niệu hay kêu lên khi đang tiểu.
  • Liếm bộ phận sinh dục.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Lười hoặc không quan tâm đến các hoạt động thường ngày.

Mèo đi vệ sinh thế nào là chuẩn?

Việc đi tiểu của mèo diễn ra hàng ngày. Số lần đi vệ sinh của mèo phụ thuộc vào lượng nước uống và thời tiết. Trung bình mỗi ngày mèo đi tiểu 2 – 3 lần. Nước tiểu của mèo khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt hoặc đậm.

Về tư thế đi vệ sinh, cả mèo đực và mèo cái đều ngồi xổm khi đi tiểu. Không phân biệt rõ ràng như ở chó. Chỉ có mèo đực vào mùa sinh sản mới đứng phun nước tiểu ra phía sau. Lượng nước tiểu của mèo phụ thuộc vào kích thước cơ thể của chúng. Trung bình một con mèo nặng khoảng 5kg, mỗi ngày sẽ bài tiết một lượng nước khoảng 100 – 400ml.

Theo nghiên cứu, việc uống nhiều nước có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mèo. Vừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, vừa đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi bị bệnh. Lượng nước tối thiểu cho mèo trong 1 ngày có thể tính theo công thức sau: Cân nặng của mèo (kg) x 20 (ml).

Khi bắt đầu lão hóa, mèo bị viêm đường tiết niệu phổ biến hơn. Ví dụ như tiểu đường hoặc thận, gây rối loạn quá trình bài tiết nước tiểu. Do đó, người nuôi cần quan sát các biểu hiện khi mèo đi vệ sinh để phát hiện bệnh kịp thời.

Với những con mèo thừa cân hoặc béo phì, tuyến thượng thận thường xuyên phải làm việc quá công suất. Rất dễ phát sinh các bệnh về đường tiết niệu. Hơn nữa mèo béo phì rất ham ăn và uống nhiều nước. Gây áp lực lớn lên các cơ quan nội tạng. Mà những biểu hiện bệnh lại dễ bị bỏ qua trong quá trình nuôi dưỡng mèo.

Mèo bị viêm đường tiết niệu ở đực nhiều hơn mèo cái. Hơn nữa do ống dẫn nước tiểu rất hẹp, rất dễ bị tắc nghẽn ống dẫn do sỏi phát triển quá lớn. Đặc biệt, mèo đực sau khi triệt sản rất dễ tăng cân, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Màu nước tiểu của mèo bị viêm đường tiết niệu

Khi mèo bị viêm đường tiết niệu, nước tiểu có màu và mùi lạ. Nếu mèo bị đái dắt, nước tiểu có lẫn máu hoặc màu sắc lạ. Trong trường hợp không phải do mèo bị viêm đường tiết niệu, thì có thể là dấu hiệu của mùa động dục hoặc màu sắc trong thức ăn và thuốc của mèo. Nhưng cũng có thể là do mèo mắc sỏi thận, viêm bàng quang, khối u hoặc vết thương ở đường sinh dục.

Trong trường hợp mèo bị viêm đường tiết niệu nghiêm trọng, mèo bị đái dắt quá lâu. Lúc này cần đưa mèo tới gặp bác sĩ ngay. Vì rất có thể mèo bị tắc ống dẫn nước tiểu có thể dẫn tới nhiễm trùng niệu đạo, suy thận cấp tính và chết.

Mèo bị đái dắt sẽ như thế nào?

Đối với mèo gặp vấn đề khi bài tiết nước tiểu, nếu phát hiện hoặc điều trị chậm trễ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu bất thường, hãy quan sát số lần và tư thế khi mèo đi vệ sinh, xem lượng nước tiểu, mùi và màu sắc của nước tiểu.

Bình thường mèo đi tiểu không có biểu hiện đau đớn, bí tiểu. Nước tiểu vón cục to bằng quả trứng gà hoặc nắm tay. Tuy nhiên bình thường không có nghĩa là không có nguy hiểm. Một số mèo bị sỏi đường tiểu, nếu sỏi ở dạng mềm thì vẫn chưa có dấu hiệu bất thường.

Mèo bị đái dắt, mỗi lần đi vệ sinh chỉ từng giọt một hoặc lượng rất ít. Khi mèo bị đái dắt sẽ ngồi lâu trong chậu cát vệ sinh, đôi khi còn kêu to. Cát vệ sinh cho mèo vón cục rất nhỏ, trong khi số lần đi vệ sinh rất nhiều. Đây là những dấu hiệu mèo bị đái dắt. Cũng có thể là do mèo bị bệnh ở tử cung, bàng quang hoặc niệu đạo bị thương, khối u…

Ngược lại việc mèo bị đái dắt, mèo bị viêm đường tiết niệu cũng đi ra 1 lượng nước tiểu rất lớn. Có thể nghe rõ tiếng nước tiểu của mèo. Số lần đi vệ sinh của mèo cũng nhiều bất thường. Tình trạng này có thể do nguyên nhân sinh lý, như thay đổi thời tiết, nhiệt độ cao hoặc thay đổi thức ăn.

Chủ nuôi cần quan sát lượng nước uống có nhiều hơn bình thường hay không, mèo có sút cân hoặc tinh thần sa sút hay không. Có thể mèo đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc  mèo bị ngộ độc thuốc.

Cách điều trị cho mèo bị đái dắt, viêm đường tiết niệu

Để điều trị cho mèo bị viêm đường tiết niệu, chúng ta nên bắt đầu từ thức ăn. Thức ăn đóng gói sẵn có hàm lượng Phốt pho, Magiê, Canxi, Protein cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sỏi. Bạn cần tìm hiểu rõ các thành phần này trên bao bì thực phẩm trước khi mua.

Cân bằng dinh dưỡng là phần thiết yếu của một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Kích thích mèo uống nước nhiều hơn. Hãy lựa chọn những thức ăn phù hợp cho mèo bị viêm đường tiết niệu.

Nguồn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mèo của bạn kiểm soát được nồng độ khoáng chất, duy trì độ pH trong nước tiểu. Qua đó giúp giảm viêm nhằm giải quyết vấn đề tiết niệu một cách an toàn nhất. Có thể mua các sản phẩm thức ăn cho mèo tốt nhất tại Pet Mart.

Đối với mèo bị viêm đường tiết niệu, bị tắc nghẽn niệu đạo sẽ giải quyết thông qua ống thông niệu đạo vào bàng quang. Việc chăm sóc hỗ trợ mèo như dịch truyền tĩnh mạch, theo dõi chức năng thận và mức điện giải máu cũng có thể cần thiết trong trường hợp này.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang, nếu có. Sỏi bàng quang đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ. Không nên tự tìm cách chữa trị tại nhà. Bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác.

Cách phòng và kiểm soát mèo bị viêm đường tiết niệu

Mèo vốn dĩ là sinh vật rất nhạy cảm với môi trường, cho nên chúng ta có thể theo sát chúng trong một quãng thời gian dài nhằm cải tạo chất lượng sống của chúng. Bệnh đường tiết niệu là một bệnh mãn tính. Bất kỳ một chú mèo nào đã được chữa khỏi cũng sẽ có nguy cơ mắc phải một lần nữa.

Mèo bị viêm đường tiết niệu không được kéo dài. Cũng không nên dùng thuốc một cách tùy tiện. Nhất là với những con mèo có tiền sử mắc bệnh. Việc dùng thuốc sai cách cực kì nguy hiểm, vừa để mất thời cơ điều trị tốt nhất, vừa gây phản tác dụng cho mèo

Chính vì thế, bạn cần ghi nhớ những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho mèo. Bên cạnh đó là sự theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng và điều trị cho mèo bị viêm đường tiết niệu. Các phương pháp phòng tránh bao gồm:

  • Cho mèo uống nhiều nước.
  • Cho mèo dùng các loại thức ăn ướt, thức ăn đóng hộp để tăng hấp thụ.
  • Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 2 – 3 bữa ăn lớn.
  • Giảm căng thẳng cho mèo.
  • Giám sát các thay đổi trong nhà hoặc vấn đề xung đột giữa các vật nuôi.
  • Chuẩn bị nhiều khay vệ sinh và giữ khu vệ sinh sạch sẽ.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về tình trạng mèo bị viêm đường tiết niệu vui lòng để lại thông tin ngay dưới bài viết. Chúc bạn và mèo cưng luôn khỏe mạnh.

4.3/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 mẹo cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày của người nuôi mèo, việc áp dụng cách trị rận cho mèo tại nhà là ...

Cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả

Việc hiểu rõ về tẩy giun cho mèo, dấu hiệu, cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo giúp điều ...

15 loại thuốc nhỏ mắt cho mèo được thú y khuyên dùng

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cho mèo để lựa chọn dù mắt mèo của bạn ...

Chỉ từng bước cách cắt móng cho mèo dễ dàng

Cắt móng cho mèo không chỉ giúp giữ cho đồ vật trong nhà của bạn khỏi bị trầy xước mà ...

8 bình luận “Cách chữa mèo bị viêm đường tiết niệu và đái dắt

  1. Mèo nhà mình bị tiểu dắt, tiểu không kiểm soát được. Đã mổ sỏi và dùng ống thông niệu đạo mà vẫn không khỏi. Giờ phải chữa như nào vậy ạ?

    • Rất tiếc về tình trạng của mèo nhà bạn. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

      1. Tái khám bởi bác sĩ thú y: Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên đưa mèo của mình đến tái khám bởi một bác sĩ thú y chuyên nghiệp. Họ có thể đánh giá lại tình trạng và đưa ra lời khuyên chính xác hơn.

      2. Chế độ ăn uống: Một số loại sỏi có thể được ngăn chặn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn của mèo. Bác sĩ thú y có thể gợi ý một loại thức ăn đặc biệt dành cho mèo bị sỏi niệu đạo.

      3. Uống nhiều nước: Khuyến khích mèo uống nhiều nước có thể giúp loãng nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi.

      4. Thuốc và điều trị: Bác sĩ thú y có thể kê đơn một số loại thuốc giảm viêm, giảm đau, hoặc các loại thuốc khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng của mèo.

      5. Điều trị hỗ trợ: Trong một số trường hợp, việc sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ như liệu pháp sóng siêu âm để phá vỡ sỏi có thể được xem xét.

      6. Chăm sóc tại nhà: Đảm bảo rằng mèo có một nơi sạch sẽ và thoáng đãng để nghỉ ngơi. Hạn chế mèo di chuyển quá nhiều trong thời gian đầu sau khi mổ.

      Đọc thêm thông tin và tìm hiểu về tình trạng tiểu dắt ở mèo có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tình và cách chăm sóc mèo tốt nhất. Lưu ý rằng mọi gợi ý trên đều dựa trên thông tin chung và không thể thay thế lời khuyên của một bác sĩ thú y chuyên nghiệp. Hãy luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia khi gặp vấn đề về sức khỏe của thú cưng.

  2. Trịnh Châm

    Mèo nhà mình nuôi không biết vì sao có cát để đi vệ sinh mà nó không đi, sau đó nó lại thường đi vệ sinh trong lúc nó đang ngủ. Xin tư vấn giúp!

    • Việc mèo không đi vệ sinh vào chậu cát mèo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường là do cảm thấy không thoải mái với chậu cát hoặc vị trí của nó. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn giải quyết vấn đề này:

      – Sử dụng chậu cát phù hợp: Mèo có thể không thích loại chậu cát hoặc vị trí của nó. Thử thay đổi loại chậu cát hoặc vị trí để xem mèo có thích hơn không.
      – Giữ sạch sẽ và thay đổi chậu cát thường xuyên: Mèo thích vệ sinh sạch sẽ, nếu chậu cát không được thay đổi thường xuyên thì mèo có thể sẽ không muốn sử dụng nó. Nên thay cát trong chậu mỗi tuần và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
      – Thay đổi vị trí chậu cát: Thử đặt chậu cát ở những vị trí khác nhau trong nhà để xem mèo có thích hơn không.
      – Tập cho mèo sử dụng chậu cát: Nếu mèo mới được nuôi hoặc chưa được tập cho sử dụng chậu cát, bạn có thể tập cho mèo bằng cách đưa mèo đến chậu cát sau khi ăn hoặc khi thấy mèo cần vệ sinh. Điều này sẽ giúp mèo hiểu rằng chậu cát là nơi để đi vệ sinh.
      – Kiểm tra sức khỏe của mèo: Nếu mèo không sử dụng chậu cát, nên kiểm tra sức khỏe của mèo để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe gây ra vấn đề này.

      Nếu những lời khuyên trên không giúp giải quyết vấn đề, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y hoặc chuyên gia chăm sóc mèo để tìm cách giải quyết vấn đề.

  3. Hạnh Nguyên

    Mèo nhà mình bị viêm đường tiết niệu. Đã cho thông tiểu và điều trị kháng sinh và truyền dịch. Hết 1 tuần rồi mà về vẫn chưa hết. Vậy mình phải làm thế nào và nên cho ăn loại thức ăn nào phù hợp để mèo khỏe hơn. Thanks

    • Nếu mèo của bạn bị viêm đường tiết niệu, nó cần một chế độ ăn uống đúng để giúp hỗ trợ sức khỏe của nó. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho mèo bị viêm đường tiết niệu:

      – Nước: Đảm bảo mèo của bạn có đủ nước để giữ cho cơ thể nó được giữ ẩm và đào thải độc tố. Cung cấp cho mèo của bạn nước sạch và tươi ngày và đêm.

      – Thực phẩm ẩm: Cung cấp cho mèo của bạn thức ăn ẩm chứa nhiều nước, bao gồm thức ăn ướt và thức ăn tươi.

      – Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Đảm bảo rằng thức ăn mèo của bạn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm thiểu viêm. Điều này bao gồm các loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt gà, thịt bò, trứng và sữa chua.

      – Thực phẩm giàu chất xơ: Cung cấp cho mèo của bạn các loại thực phẩm giàu chất xơ như cỏ mèo và rau để giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.

      Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng thức ăn mèo của bạn không chứa các thành phần gây kích ứng như hương liệu và chất bảo quản, và hãy tư vấn với bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn cho mèo của bạn.

    • Nếu mèo nhà bạn đang bị bí tiểu, đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số khuyến nghị mà tôi có thể đưa ra để giúp bạn chữa trị vấn đề này:

      – Đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức: Nếu mèo nhà bạn đang bị bí tiểu, đây là một tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị kịp thời. Bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị ngay lập tức. Bác sĩ thú y có thể xác định nguyên nhân của vấn đề này và chữa trị bằng các phương pháp khác nhau, bao gồm thủ thuật hoặc sử dụng thuốc.

      – Điều chỉnh khẩu phần ăn: Nếu mèo của bạn bị bí tiểu, hãy điều chỉnh khẩu phần ăn của nó. Bạn nên đảm bảo rằng mèo được cung cấp đủ nước để giúp tiểu tiện dễ dàng hơn. Bạn có thể thay đổi loại thức ăn hoặc cung cấp các loại thức ăn dạng ướt để giúp mèo dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.

      – Cung cấp nước cho mèo: Bạn cần cung cấp nước đầy đủ cho mèo của bạn. Bạn có thể thử cho mèo uống nước từ bình hoặc bát nước, hoặc sử dụng ống tiêm để đưa nước vào cơ thể mèo.

      – Không tự điều trị: Nếu mèo của bạn bị bí tiểu, đừng tự điều trị mà hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị. Các phương pháp tự điều trị không chỉ có thể không hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của mèo.

      Trong trường hợp mèo của bạn đang trong tình trạng khẩn cấp hoặc tình trạng sức khỏe của nó tiếp tục suy giảm, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để có được sự chăm sóc và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *