Cách chữa bệnh chó bị viêm đường ruột xuất huyết

Bạn có biết chó bị viêm đường ruột cấp tính là tình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng ở chó? Một khi nhiễm bệnh, chó bị xuất huyết đường ruột sẽ rất dễ chết. Đây là căn bệnh có tỉ lệ chết cao nhất nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy dựa vào đâu để nhận biết chó bị bệnh đường ruột? Đây là câu hỏi được nhiều độc giả của Pet Mart quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh đường ruột

Chó bị bệnh đường ruột do ăn uống thất thường

Cũng tương tự như con người, việc ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng khiến chó bị viêm dạ dày cấp tính. Ăn no không những làm tăng nguy cơ bị béo phì, nghẹn, thậm chí còn bị bội thực. Nếu như một lúc ăn quá nhiều thức ăn, dạ dày phải co bóp nhiều, sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu, loài chó cũng vậy.

Hơn nữa, chó là loài động vật có thể chịu đói khá tốt. Nên khi ăn quá nhiều tất nhiên sẽ khiến chúng không hề thoải mái. Hiện tượng tức bụng, nôn ói bắt đầu xuất hiện. Khi chúng bị nôn mửa, bạn phải chú ý quan sát tình trạng của chúng. Xem chúng có một nôn thường xuyên và kéo dài bao lâu.

Đồng thời để ý đến hình dạng đồ mà chúng nôn ra. Nếu như bãi nôn ói có sủi bọt và hơi dính, thì phần lớn là thực quản của chúng có vấn đề. Nếu nôn mửa liên tục, thường xuyên hoặc kéo dài, phải đưa cún cưng đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và chữa trị. Tránh để chó bị xuất huyết đường ruột mới đưa đi.

Chó bị bệnh đường ruột do thức ăn không phù hợp

Khả năng tiêu hóa thức ăn của loài chó cảnh tương đối mạnh. Dạ dày hình quả lê không theo quy luật, hàm lượng Axit Hydrochloric trong dạ dày lên đến 0,4% – 0,6%. Loại Axit này khiến cho cấu trúc Protein mở rộng, dễ dàng phân giải quá trình tiêu hóa. Do đó, với một loài động vật có bản tính thích ăn thịt này thì việc yêu cầu ruột tiêu hóa Protein khá cao.

Tuy nhiên, do loài chó đã chung sống với con người trong một thời gian dài, chúng cũng dần dần thích nghi với những thói quen ăn uống và sinh hoạt của con người. Vì vậy, vẫn có những loại thực phẩm không phù hợp với loài chó. Nó khiến chúng gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và là nguyên nhân khiến chó bị bệnh đường ruột.

Ví dụ như giống chó Husky, chúng ta thường thấy chúng có hệ thống đường ruột khá là yếu ớt. Lý do vì trước đây Husky chủ yếu sinh sống ở khu vực Hàn đới. Khi sinh sống ở một nơi hoàn toàn khác biệt thói quen ăn uống thay đổi sẽ rất khó thích nghi. Dấu hiệu chó bị xuất huyết đường ruột là rất nguy hiểm. Vì thế, bạn phải đặc biệt chú ý đến thức ăn và sức khỏe của chúng.

Nhiều người cho rằng chỉ có trâu bò là động vật nhai lại nhưng hiện tượng này cũng xảy ra ở những chú chó. Vì khi chó cưng ăn chủ yếu là nuốt chửng, không nhai kỹ. Vì vậy, sẽ có tình trạng là nhổ thức ăn ra, sau đó ngay lập tức lại ăn lại. Tình trạng nôn này gọi là nôn sinh lý, nghĩa là không phải do tác động như thức ăn có vấn đề, ngộ độc hay sức khỏe bất thường. Bạn không nên quá lo lắng hay bất an khi gặp tình huống như trên.

Triệu chứng chó bị bệnh đường ruột

Triệu chứng chó bị bệnh đường ruột thường gặp như bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy. Chó uống nước nhiều lần trong một ngày. Chó bị suy sụp tinh thần cũng như sức khỏe. Nặng hơn nữa là chó bị xuất huyết đường ruột. Các hiện tượng này cũng thường gặp khi chó bị Care hoặc chó bị Parvo

Vì vậy các bạn cần quan sát và đánh giá chính xác bệnh của chó. Ngoài ra, chó có dáng đi liêu xiêu, bụng hóp, mắt trũng sâu cần tiến hành đo nhiệt độ cho chúng. Đặc biệt, có những thời điểm chó bị sốt cao nhưng vẫn bị run cầm cập như kiểu bị sốt rét. Đó chính là việc chúng bị nhiễm virut thương hàn gây ra triệu chứng sốt rét.

Ngoài ra, chó bị viêm đường ruột thường có dáng đi liêu siêu, bụng hóp, má tóp mắt trụng sâu. Khi đo nhiệt độ, có thể tăng lên 39,5 đến 40°C. Đặc biệt có những thời điểm chó bị sốt cao nhưng vẫn bị run cầm cập như kiểu bị rét. Đó chính là việc chó đã bị nhiễm virut thương hàn gây ra triệu chứng sốt rét. Kể cả khi chó sốt lên đến 41°C. Cuối cùng là chó bị xuất huyết đường ruột gây ra tử vong.

Chó bị xuất huyết đường ruột có chết không?

Chó bị bệnh đường ruột tương đối nguy hiểm. Chó mắc bệnh nặng có tỉ lệ chết lên đến 90%. Nhất là đối với chó ở độ tuổi từ 2 đến 7 tháng tuổi. Thường thì tới giai đoạn cuối chó bị xuất huyết đường ruột. Gây chảy máu thành ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ lờ như máu cá.

Trước khi chết, chó bị xuất huyết đường ruột thường hạ nhiệt độ dưới thể nhiệt bình thường 35 – 37°C, thân nhiệt bình thường của chó từ 38 – 38,5°C. Nhịp tim nhanh và rối loạn từ 120 – 150 nhịp mỗi phút. Thở gấp 80 – 100 nhịp mỗi phút. Thời kỳ này, chó không đi lại được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết trong trạng thái kiệt sức. Chó bị viêm đường ruột có thể đã bị ủ mầm mống bệnh trong một thời gian dài. Một khi đã phát hiện chó bị xuất huyết đường ruột sẽ chết trong vòng từ 2 đến 4 ngày nếu không được điều trị đúng cách.

Chó bị viêm đường ruột phải làm sao? Chữa thế nào?

Điều trị cho chó bị viêm đường ruột theo nguyên nhân

Cách 1

  • Oxytetraxiclin: dùng liều 50 mg/1 kg thể trọng. Dùng 3 – 4 ngày.
  • Potesept: dùng liều 40 mg/1 kg thể trọng, dùng 3 – 4 ngày.

Cách 2

  • Metronidazol (250mg/viên): 50 mg/1 kg thể trọng ngày.
  • Chloramphênicol (250mg/viên): dùng 50 ml/1 kg thể trọng ngày.

Điều trị chó bị viêm đường ruột theo triệu chứng

Dựa vào các triệu chứng để chữa trị cho chó bị viêm đường ruột. Kết hợp hồi sức, trợ tim mạch trước khi có dấu hiệu chó bị xuất huyết đường ruột.

  • Vitamin K (1ml/ống): tiêm cho chó bị viêm đường ruột 1 ống cho 10 – 15 kg thể trọng trong ngày.
  • Atropin (1 ml/ống): tiêm 1 ống cho 10 kg thể trọng trong ngày.
  • Vitamin C (2ml/ống): tiêm 2 ống cho 10 kg thể trọng trong ngày.
  • Vitamin B1 (1ml/ống): tiêm 2 ống cho 10 kg thể trọng trong ngày.
  • Spartocamp (2ml/ống): tiêm 1 ống cho 10 kg thể trọng trong ngày cho chó bị viêm đường ruột.
  • Huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: truyền tĩnh mạch cho chó bị viêm đường ruột 150 – 200 ml cho 10 kg thể trọng trong ngày.

Nên cho chó bị viêm đường ruột ăn gì?

Vấn đề chó bị viêm đường ruột, tiêu hóa, dạ dày là những vấn đề quan tâm hàng đầu của người nuôi chó cảnh. Tiêu hóa tốt cơ thể mới khỏe mạnh. Vì vậy, là một người nuôi có trách nhiệm, bạn nên chú ý đến thức ăn cho chó cưng. Nên thay đổi, cân bằng đồ ăn để tránh gây thiếu hụt hoặc thừa chất dinh dưỡng tránh cho chó bị bệnh đường ruột. Không nên thay đổi nhanh và thay đổi hàng loạt. Nên làm từng bước để dạ dày cún cưng từ từ thích ứng.

Theo các bác sĩ thú y, cách phòng tránh chó bị bệnh đường ruột, nặng nhất là tình trạng chó bị xuất huyết đường ruột là loại bỏ những nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này. Bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn hàng ngày của chó.

  • Cho chó bị bệnh đường ruột ăn cháo, kiêng mỡ và cá cho đến khi khỏi bệnh.
  • Luôn cho chó ăn chín uống sôi. Không được cho ăn thịt, trứng, nội tạng động vật còn hoặc đồ ăn đã ôi thiu. Chính những thực phẩm này là nguồn sản sinh các vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E. coli.
  • Tẩy giun sán định kỳ cho chó sẽ giúp chúng khỏe và tránh nhiều bệnh từ giun gây ra. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi ở, nơi tập luyện của chó. Khi chó con mới tách mẹ, bạn cần tiêm phòng 2 mũi 7 bệnh cho chó.

Bổ sung lợi khuẩn phòng tránh chó bị bệnh đường ruột

Vi khuẩn lành mạnh này là một phần của hệ thống miễn dịch. Chúng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong ruột, chúng phá vỡ các thực phẩm động vật ăn vào để cung cấp một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột. Bổ sung lợi khuẩn Probiotic bằng thực phẩm hoặc các chất bổ sung. Probiotic có thể là tự nhiên hoặc đã được thêm vào trong giai đoạn chế biến.

Hiện giờ, nhiều gia đình còn cho thú cưng ăn thêm các đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn. Quá trình sản xuất những loại đồ ăn này sẽ phá vỡ các vi khuẩn có lợi. Thêm vào đó là các chất phụ gia thực phẩm duy trì các loại thực phẩm này trong thời gian dài sẽ phá hỏng sự cân bằng các nhóm vi sinh vật, vi khuẩn trong đường ruột.

Điều này rất dễ dẫn đến thú cưng bị táo bón, tiêu chảy dẫn đến chó bị bệnh đường ruột. Vì vậy, mỗi ngày các bạn nên bổ sung lợi khuẩn Probiotic cần thiết để duy trì hệ thống đường tiêu hóa của vật nuôi luôn luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, Probiotic góp phần chống lại dị ứng. Cung cấp nhiều các chất quan trọng cho cơ thể thú cưng. Làm giảm bệnh huyết áp cao và giúp những chú cún, chú mèo bình phục nhanh chóng sau khi mắc cấc bệnh như tiêu chảy, táo bón. Từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Phòng tránh bệnh đường ruột và ngăn chặn kịp thời tình trạng chó bị xuất huyết đường ruột.

Bổ sung lợi khuẩn Probiotic bằng sữa chua được không?

Không nên cho chó ăn sữa chua nhiều. Con người có thể ăn sữa chua để cung cấp nguồn Probiotic cho cơ thể. Nhưng đó là do cấu trúc dạ dày của con người có thể đáp ứng được. Bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chua không phù hợp với hệ thống đường ruột của thú cưng.

Các vi khuẩn có lợi sẽ tiết ra các kháng khuẩn để chống lại các sinh vật mang mầm bệnh. Nó ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột. Bên cạnh đó, vi khuẩn có lợi được xem như “phương tiện” phân phát các phân tử kháng viêm cho đường ruột.

Lượng đường Sucroza cũng như các chất phụ gia hóa học khác có trong sữa chua không có lợi. Chúng sẽ phá vỡ cân bằng lợi khuẩn đường ruột sau khi cho thú cưng ăn trong một thời gian dài. Nên ăn sữa chua không là không đủ, mỗi ngày cần cung cấp một tỉ lợi khuẩn với những sản phẩm chuyên dụng cho thú cưng.

Lựa chọn thức ăn cho chó bổ sung lợi khuẩn tốt nhất

Bổ sung lợi khuẩn Probiotic có thể thúc đẩy sự gia tăng lượng vi khuẩn có lợi trong khoang miệng. Đồng thời khống chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn có hại. Cải thiện môi trường trong khoang miệng. Loại bỏ vi khuẩn có hại gây viêm miệng, sâu răng, mảng bám răng cũng như hôi miệng. Cần chọn lựa các chế phẩm sinh học có chứa các vi khuẩn hoạt tính, vi khuẩn có lợi. Khi bổ sung đầy đủ lượng Probiotic, thú cưng mới có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Trước khi tìm mua, hãy:

  1. Tìm hiểu các thương hiệu có uy tín.
  2. Đọc kỹ nhãn mác, thông tin ghi trên sản phẩm
  3. Hỏi ý kiến các chuyên gia và bác sĩ thú y.

Là một người nuôi chó mèo, hãy luôn chú ý đến sức khỏe thú cưng. Đừng quên bổ sung lợi khuẩn cho thú cưng nhà bạn thông những nguồn thực phẩm khác nhau. Đảm bảo các chất dinh dưỡng, Vitamin cần thiết để chúng có một cuộc sống tuyệt vời nhất chưa từng có.

Để chó nhà bạn có một sức khỏe toàn diện, hãy chăm sóc cho chúng hàng ngày thật cẩn thận và khoa học. Khi sức khỏe của chó đã tốt, thì chứng bệnh viêm đường ruột ở chó sẽ không còn là vấn đề quá lớn nữa. Chúc các bạn thành công.

4.6/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

6 bình luận “Cách chữa bệnh chó bị viêm đường ruột xuất huyết

  1. Cho em hỏi với ạ, chó nhà em bị ói ra nước và đi ngoài ra máu hôm nay là ngày thứ 3 đang được tiêm chữa thì liệu bé có khả năng sống không ạ?

    • Tình trạng của chó bạn mô tả – ói ra nước và đi ngoài ra máu – là các triệu chứng nghiêm trọng cần được sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Việc chó bạn đã được tiêm điều trị trong ba ngày là một bước quan trọng, nhưng tình trạng sức khỏe cụ thể của chó và khả năng phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

      – Tình trạng y tế ban đầu: Tình trạng sức khỏe tổng quát của chó trước khi bắt đầu các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.

      – Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Các triệu chứng như ói và đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, hoặc thậm chí là tình trạng nghiêm trọng hơn như dạ dày hoặc ruột bị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.

      – Điều trị và hồi đáp: Phản ứng của chó đối với điều trị ban đầu là một yếu tố quan trọng. Nếu có cải thiện, đó có thể là dấu hiệu tích cực, nhưng nếu tình trạng không thay đổi hoặc xấu đi, thì có thể cần thay đổi phương pháp điều trị.

      – Chăm sóc hỗ trợ: Sự chăm sóc tại nhà, bao gồm việc cung cấp một môi trường yên tĩnh và thoải mái, cũng như đảm bảo rằng chó nhận đủ nước và dinh dưỡng (theo chỉ dẫn của bác sĩ), là rất quan trọng.

      – Theo dõi và tái khám: Việc theo dõi chặt chẽ và tái khám theo lịch trình hoặc khi cần thiết là cần thiết để đánh giá tiến trình của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.

      Với những tình trạng như thế này, không thể dự đoán chắc chắn khả năng sống sót mà không có thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe cụ thể của chó. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tốt nhất. Hãy chia sẻ mọi quan sát và lo lắng của bạn với bác sĩ để họ có thể cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho chó bạn.

  2. Chó nhà em bị mệt mỏi lừ đừ không ăn uống đi ngoài vàng ngả nâu, nôn ói ra dịch vàng thì em phải lam sao ạ?

    • Các triệu chứng bạn mô tả ở chó nhà bạn – mệt mỏi, lừ đừ, không ăn uống, đi ngoài màu vàng đến nâu, và nôn ói dịch vàng – có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có thể đó là dấu hiệu của:

      – Bệnh gan: Màu phân và nôn mửa màu vàng có thể chỉ ra rằng có vấn đề với gan.

      – Bệnh đường tiêu hóa: Viêm ruột, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc tắc nghẽn.

      – Nhiễm virus: Các bệnh như parvovirus hoặc distemper có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

      – Nhiễm ký sinh trùng: Giun, sán, và các loại ký sinh trùng khác có thể gây ra các triệu chứng này.

      – Vấn đề về chế độ ăn: Ăn phải thức ăn bị hỏng hoặc độc hại.

      Đây là những gì bạn cần làm ngay lập tức:
      – Ngừng cho ăn: Nếu chó đang nôn, hãy ngừng cho nó ăn trong ít nhất 12-24 giờ để dạ dày có cơ hội hồi phục.

      – Cung cấp nước: Đảm bảo rằng chó có thể tiếp cận với nước sạch. Nếu chó nôn nhiều, hãy cung cấp nước lỏng từng chút một để tránh kích thích thêm cơn nôn.

      – Đưa đến bác sĩ thú y: Cần đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức để được khám và điều trị. Những triệu chứng này có thể chỉ ra một tình trạng cấp tính đòi hỏi sự can thiệp y tế khẩn cấp. Không nên tự điều trị tại nhà khi không rõ nguyên nhân và không có sự giám sát của bác sĩ thú y, bởi vì điều này có thể làm cho tình trạng của chó trở nên tồi tệ hơn.

  3. Dạ cho em hỏi là chó nhà em bị trúng bả, mà nó ói ra hết rồi cũng chích thuốc rồi mà tại sau vẫn không ăn được ạ?

    • Chào bạn, chó ăn phải bả thường có những biểu hiện như: Co giật, sùi bọt mép, lưỡi lè ra ngoài. Mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn hoặc ăn ít. Ói mửa, tiêu chảy. Dáng đi liêu xiêu, mắt lảo đảo, đồng tử giãn ra. Nướu có màu tím tái, đỏ gạch hoặc trắng. Thân nhiệt cao, nhịp tim nhanh. Nếu bạn phát hiện chó của bạn có những dấu hiệu này, bạn nên sơ cứu kịp thời hoặc đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất. Một số cách sơ cứu có thể áp dụng là:

      – Cho chó uống nước oxy già để gây nôn ra chất độc trong cơ thể. Liều lượng phù hợp là 1ml/kg thể trọng và không vượt quá 3 lần.
      – Cho chó uống than hoạt tính để hấp thụ và loại bỏ các chất độc. Liều lượng phù hợp là 1g/kg thể trọng.
      – Cho chó uống nước muối sinh lý hoặc nước sô đa để giúp cân bằng điện giải và ngăn ngừa mất nước.
      – Cho chó uống sữa hoặc dầu ăn để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *