6 kinh nghiệm cách chăm sóc chó mẹ sau sinh mổ đẻ

6 kinh nghiệm cách chăm sóc chó mẹ sau sinh mổ đẻ

Chăm sóc chó mẹ sau sinh thường hoặc mổ đẻ là việc làm rất quan trọng. Nhất là với người nuôi chó sinh sản. Chó mẹ sinh sản thuận lợi, “mẹ tròn con vuông” đã là thành công 50%. Việc chăm sóc chó mẹ sau sinh đẻ quyết định 50% còn lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chó mẹ và chó con sau này.

Thông thường bản năng tự nhiên sẽ giúp chó mẹ biết phải làm gì. Nhưng bạn cũng nên biết một vài thông tin cơ bản để giúp chúng khỏe mạnh nhất. Bài viết dưới đây là việc tất cả những việc mà Pet Mart nghĩ rằng người nuôi chó sinh sản cần phải biết.

Chăm sóc chó mẹ sau sinh về kỹ thuật

Vệ sinh cho chó mẹ sau khi sinh

Chăm sóc chó mẹ sau sinh giai đoạn rất quan trọng. Chủ nuôi cần quan sát chó thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng cho chó mẹ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Chó mẹ mất rất nhiều năng lượng trong quá trình sinh nở. Vì vậy chúng cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và nuôi con.

Kể từ khi chó mẹ mang thai, chúng phải chịu tác động về mặt tâm lý. Vì vậy sau khi sinh con dễ bị mắc các bệnh khác nhau. Ví dụ tử cung yếu, ống sinh bị chấn thương, tử cung phục hồi chậm hoặc dễ bị nhiễm trùng hậu sản.

Sau khi chó đẻ xong dùng tay kiểm tra vùng bụng ngay. Nếu thấy mềm không có cục cứng tức là đã đẻ xong. Gọi bác sĩ thú y đến tiêm một mũi sạch bụng hoặc mua Oxitoxin về tự tiêm. Ngày massage quanh vú bằng khăn ấm 3 lần để kích thích sữa.

Vệ sinh phần bụng và bầu vú chó mẹ và phần sau đuôi bằng nước ấm. Lau sấy khô thường xuyên để tránh ẩm thấp. Nếu vệ sinh cho chó con cũng cần khô ráo, phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây đột tử. Không cần vội tắm cho chó mẹ sau khi sinh. Chó trong thời gian có thai và cho con bú rụng rất nhiều lông. Vì thế phải tắm cho chó trước khi sinh. Nếu tắm hiện tượng rụng lông sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Hỗ trợ chó mẹ chăm sóc chó con những ngày đầu

Sau khi đẻ xong sẽ vẫn có hiện tượng ra nhau và chất bẩn để sạch khoang bụng. Nó kéo dài chừng 5 – 7 ngày. Nếu dài quá nên đưa đi bác sĩ khám vì có thể bị xót nhau hoặc xót con. Giai đoạn này cần chăm sóc chó đẻ thật tốt, bổ sung chất và canxi đầy đủ là được. Lúc này người chủ có thể phải hỗ trợ chăm sóc chó mẹ sau sinh hoặc thay thế chó mẹ chăm sóc chó con.

  • Để chăm sóc chó mẹ sau sinh tốt, cần cho chúng ở một nơi yên tĩnh.
  • Dọn sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khô, sạch. Chú ý không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ dễ bị “kẹt” con không tìm bú mẹ được hoặc mẹ đè và dẫm chết con.
  • Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ.

Phòng tránh các biến chứng chó mẹ sau sinh

Theo các bác sĩ thú y, đa số các biến chứng trong quá trình chăm sóc chó mẹ sau sinh có thể được xác định bằng biểu hiện bên ngoài. Nếu bị chấn thương, chúng sẽ có biểu hiện đuôi vểnh cao, bồn chồn, cơ thể cong lại thường xuyên. Nguy cơ lớn nhất đối với chó mẹ sau sinh là sa tử cung, viêm tử cung. Lúc này sẽ có một lượng nhỏ chất nhầy chảy ra từ âm hộ. Máu có màu đổ sẫm hoặc nâu, có mùi, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.

Ngoài ra chó mẹ có thể bị viêm vú, kích thước vú thay đổi. Nhiệt độ bất thường dẫn đến việc tuyến sữa bị viêm. Lượng sữa lúc ít lúc nhiều, màu sữa cũng thay đổi, đặc hơn. Thỉnh thoảng còn lẫn máu, dẫn đến tình trạng ít sữa hoặc không có sữa.

Chó mẹ sau khi sau còn có khả năng bị tê liệt. Chúng sẽ thường xuyên bị cơ thắt bụng, không thể đứng vững, các chân quắp lại. Nguyên nhân là do:

  1. Quá nhiều canxi được chuyển vào sữa non, có lợi cho chó con nhưng lại khiến chó mẹ bị mất chất dinh dưỡng.
  2. Lượng canxi dự trữ cũng như canxi trong xương bị giảm đi.

Đề phòng chó mẹ bị viêm tuyến sữa

Nếu không chăm sóc chó mẹ sau sinh tốt sẽ khiến chúng có nguy cơ mắc bệnh viêm vú. Là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên ở tuyến sữa (tạo ra sữa) ở vú. Bệnh thường là hậu quả khi bị nhiễm trùng tăng dần, tổn thương tuyến vú hoặc nhiễm trùng lan ra trong máu. Escherichia coli (E. coli), Staphylococci, và β-hemolytic Streptococci là một số loại vi khuẩn thường gây bệnh. Bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng, trong một số trường hợp có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến vú.

Các núm vú nhiễm bệnh bị sưng đỏ, phồng lên và đau rát khi chạm vào. Khi cho con bú và ngậm chặt đầu vú có thể làm chó mẹ đau. Dẫn đến việc chúng không tiếp nhận chó con. Nghiêm trọng hơn, sự đau đớn có thể khiến chó mẹ trở nên hung dữ và ăn thịt chó con.

Khi chăm sóc chó mẹ sau khi sinh cần lưu ý, ngoài việc giữ cho vùng bị bệnh sạch sẽ, cạo lông quanh tuyến vú có thể ngăn ngừa tái nhiễm. Cắt móng tay cho chó con để ngăn việc cào vào da mẹ và cần chắc chắn tất cả các tuyến vú đều được dùng để cho bú có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc tâm lý chó mẹ sau khi sinh con

Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như “trầm cảm sau sinh” ở người. Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là “chó bị phải vía”.

Nếu chó mẹ xuất hiện co giật, khó thở, nhiệt độ tăng thậm chí hôn mê, cần đưa ngay đến bệnh viện thú y cấp cứu. Đây có thể là phản ứng cơ năng của cơ thể do thiếu canxi. Bác sĩ chuyên nghiệp của bệnh viện thú y sẽ tiến hành xử lý, không được phép tự ý cho uống thuốc và bổ sung canxi.

Ngăn chặn chó mẹ ăn thịt chó con sau khi đẻ

Những chú chó con thường được sinh ra trong sự mong đợi háo hức. Nhưng một số điều không may có thể xảy ra và phá hỏng sự kiện đáng mừng này. Đó là cái chết của chó con, mà hung thủ có thể chính là chó mẹ. Nguyên nhân là do:

Do chứng ăn thịt đồng loại

Đây là biểu hiện của chứng ăn thịt đồng loại là một con vật ăn thịt con vật khác cùng loài. Nhưng điều đó rất hiếm gặp ở loài chó. Đặc biệt là những chú chó được sinh ra trong không gian rộng rãi, an toàn chứ không phải trong một chiếc cũi chật chội huyên náo.

Việc chó mẹ ăn thịt chó con có thể xảy ra khi chó con vừa ra đời hoặc vài ngày sau đó. Mọi giống chó cái thuần hoặc lai đều có khả năng ăn thịt con mình. Khó có thể kết luận ăn thịt đồng loại là một đặc điểm di truyền hay không bởi chứng ăn thịt đồng loại và sự di truyền của nó cho lứa tiếp theo có, hoặc có thể không xảy ra.

Do chó mẹ không nhận ra con mình

Chó mẹ thiếu kinh nghiệm có thể không nhận ra chó con mà nó vừa sinh ra. Ngoài ra, những chú chó mẹ được mổ đẻ cũng có thể không nhận ra con của chúng bởi thiếu hoc-mon được tạo thành trong quá trình sinh nở tự nhiên.

Thêm vào đó, chó con sơ sinh thường di chuyển không vững và tạo ra những âm thanh the thé giống như con mồi. Chẳng hạn như loài chuột khiến một số chú chó, đặc biệt là chó sục và một số loại tương tự như vậy bị khơi dậy bản năng diệt loài gặm nhấm.

Nếu chó mẹ quá căng thẳng và sợ hãi khi mang thai, những cảm xúc tiêu cực có thể gây nên tính công kích. Sự công kích có thể hướng đến chó con và khiến chó mẹ ăn thịt chó con. Chính vì vậy, bạn cần chú ý và chăm sóc chó mẹ sau sinh một cách cẩn thận.

Do chó con chết non hoặc không khỏe mạnh

Trong tự nhiên, khi một hay nhiều thành viên trong một lứa chó không khỏe mạnh. Hoặc là thai chết lưu có thể khiến cho cả lứa chó gặp nguy hiểm. Bản năng của chó mẹ nhắc nhở nó phải loại bỏ những thành viên đó khỏi ổ.

Trong hầu hết các trường hợp, chó nhà sẽ phủ nhận và đặt những con non không khỏe mạnh khỏi ổ của chúng. Chúng có thể đem thai chết lưu ra khỏi ổ và chôn ở nơi nào đó trong nhà. Tuy nhiên, khi bản năng trỗi dậy và chó con còn khá nhỏ, chó mẹ có thể giết chết và ăn thịt chó con.

Chế độ dinh dưỡng và thức ăn cho chó mẹ sau sinh

Quá trình sinh đẻ làm cho chó mẹ mất khá nhiều năng lượng. Bạn cần học cách chăm sóc chó mẹ sau sinh, đảm bảo sức khỏe cho chó mẹ sau khi vượt cạn. Hơn hết, chó mẹ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có sữa về nuôi con nhỏ. Vì vậy, việc đảm bảo dinh dưỡng cho chó mẹ cần đặt lên hàng đầu.

Sau khi sinh, chó mẹ cần một lượng dinh dưỡng cao để hồi phục sức khỏe và nuôi dưỡng chó con qua sữa. Thực đơn thức ăn cho chó mẹ sau sinh cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, protein, và các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Thức ăn đóng gói dành cho chó mẹ nuôi con bú: Có nhiều loại thức ăn đóng gói trên thị trường được thiết kế riêng cho chó mẹ đang nuôi con bú. Chúng thường chứa nhiều năng lượng và protein hơn so với thức ăn thông thường.
  • Thịt: Thịt gà, bò, hay cừu nên được nấu chín hoàn toàn và không có xương. Thịt nên chiếm một phần lớn trong khẩu phần thức ăn.
  • Trứng: Có thể cho chó mẹ ăn trứng gà nấu chín. Trứng là một nguồn protein tốt và chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Cá: Cá như cá hồi, cá ngừ, là nguồn tốt của omega-3 và protein. Đảm bảo loại bỏ xương và nấu chín cá trước khi cho chó ăn.
  • Rau và quả: Rau củ như cà rốt, bí đỏ, hoặc củ cải có thể nấu chín và cho chó ăn. Một số loại quả như táo và lựu cũng tốt cho chó, nhưng hãy loại bỏ hạt và không cho chó ăn nhiều.
  • Dầu: Dầu cá, dầu hạt lanh, dầu ô liu có thể thêm vào thức ăn cho chó để cung cấp axit béo omega-3 và omega-6.
  • Bổ sung: Canxi và phốt pho là hai khoáng chất quan trọng, đặc biệt khi chó mẹ đang nuôi con bú. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ thú y về việc bổ sung canxi.
  • Nước: Đảm bảo chó mẹ luôn có nguồn nước sạch và tươi để uống, bởi vì việc nuôi con bú sẽ làm tăng nhu cầu nước của cô ấy.

Ngoài thức ăn cho chó, có thể bổ sung một vài thực phẩm dễ tiêu hóa như canh cá, canh gà. Bảo đảm bổ sung đầy đủ nước uống, bổ sung sản phẩm dinh dưỡng phù hợp. Nên tránh dùng loại thịt quá dầu mỡ. Vận động phù hợp, có lợi cho việc điều chỉnh và hồi phục thể lực. Số lần dắt chó đi dạo cũng cần nhiều hơn ngày thường. Chú ý phòng tránh chó mẹ trong lúc cho con bú có cử động chèn ép, dẫm lên chó con.

Nếu sữa mẹ không đủ, cần bổ sung sữa ngoài phù hợp. Đồng thời quan sát chó con, để mỗi bé đều được cho ăn đủ sữa. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố đặt lên hàng đầu trong việc chăm sóc chó sau khi sinh. Cho chó mẹ ăn nhẹ. Có thể pha sữa dành riêng cho chó và uống nước muối loãng. Có thể nấu cháo móng giò hầm đu đủ cho ăn trong vòng 2 ngày đầu.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình chăm sóc chó mẹ sau sinh và chó sơ sinh. Giai đoạn này, chó con sống phụ thuộc hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bổ sung canxi cho chó mẹ hằng ngày cho tới khi chó con được khoảng 4 tuần tuổi. Tuy nhiên cũng không cần thiết phải ép chó mẹ ăn. Chỉ cho ăn một mức độ vừa phải và phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của chó mẹ.

⚠️Giải đáp những câu hỏi thường gặp

Hỏi: Chó mẹ sau sinh bao lâu thì tắm được?

Trả lời: Việc tắm cho chó mẹ sau khi sinh đòi hỏi sự cẩn trọng. Lưu ý rằng chó mẹ thường rất bảo vệ và lo lắng cho chó con của mình, vì vậy bạn nên tiếp cận một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn trong quá trình này. Dưới đây là một số lưu ý và hướng dẫn:
  • Thời gian chờ đợi: Nên chờ ít nhất 2-3 tuần sau khi chó sinh trước khi tắm cho chó mẹ. Trong khoảng thời gian này, chó mẹ đang hồi phục từ quá trình sinh nở và có nhiều khả năng tạo ra môi trường an toàn và ấm áp cho chó con.
  • Nếu chó mẹ bẩn: Trong trường hợp chó mẹ rất bẩn sau khi sinh nở, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để lau nhẹ nhàng chỗ bẩn mà không cần phải tắm cả chó.
  • Chọn sản phẩm phù hợp: Khi bạn đã quyết định tắm cho chó mẹ, sử dụng dầu gội dành riêng cho chó. Tránh sử dụng sản phẩm dành cho con người vì chúng có thể gây kích ứng cho da chó.
  • Làm ấm: Đảm bảo bạn tắm cho chó mẹ ở một nơi ấm áp và tránh làm cho cô ấy bị lạnh. Sau khi tắm, lau khô chó mẹ nhanh chóng và cung cấp cho cô ấy một nơi ấm áp để nghỉ ngơi.
  • Chú ý đến chó con: Trong khi chó mẹ đang tắm, chó con cần được giữ ấm và an toàn. Đặt chúng vào một hộp cùng với một chai nước nóng được bọc bằng khăn hoặc một ấm sưởi an toàn để giữ chúng ấm áp.
  • Thực hiện nhanh chóng: Hãy cố gắng làm cho quá trình tắm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả để chó mẹ có thể trở lại và chăm sóc chó con của mình nhanh chóng.

Hỏi: Vì sao chó sau khi sinh xong vẫn cao ổ?

Trả lời: Nếu bạn nghi ngờ chó của mình vẫn cao ổ sau khi sinh, điều quan trọng nhất là liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Việc nhận biết sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chó mẹ và chó con. Có một số nguyên nhân có thể giải thích:

  • Chưa sinh hết: Đôi khi, một hoặc vài chó con còn lại trong tử cung chưa được đẻ ra. Điều này có thể gây ra tình trạng cao ổ kéo dài.
  • Sưng to do viêm nhiễm: Nếu tử cung bị nhiễm trùng sau quá trình sinh nở, nó có thể gây sưng to và cảm giác cao ổ. Viêm nhiễm tử cung sau sinh (hoặc metritis) có thể đi kèm với triệu chứng khác như sốt, sự mất khẩu ăn, và dịch tử cung bất thường.
  • Phình tử cung: Đây là tình trạng mở rộng của tử cung và chứa dịch, có thể do viêm nhiễm hoặc do chất cạn nước âm đạo bị chậm lại sau khi sinh.
  • Các vấn đề khác: Tăng kích thước của bộ phận sinh dục nội tiết và một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra cảm giác cao ổ sau khi sinh.
4.8/5 - (46 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

14 bình luận “6 kinh nghiệm cách chăm sóc chó mẹ sau sinh mổ đẻ

  1. Bác sĩ ơi, chó nhà em thuộc giống Chihuahua, bé cũng lớn tuổi vừa sinh mổ xong con không biết cách phải chăm cả mẹ và con như thế nào, khẩu phần ăn uống của bé như thế nào? Bao lâu thì vết mổ đó sẽ lành lại!

    • Chào bạn, sau khi sinh bạn cần cho chó Chihuahua ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ cho việc cho con bú. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn giàu protein, canxi và vitamin như: thịt gà, cá hồi, trứng luộc, phô mai, sữa chua, sữa dành riêng cho chó (Pet Mart có bán)… Bạn cũng cần cho chúng uống nhiều nước để duy trì lượng sữa. Vết mổ đẻ của chó Chihuahua thường mất khoảng 10-14 ngày để lành lại. Trong thời gian này, bạn cần giữ cho chúng yên tĩnh và không cho chúng vận động quá nhiều. Bạn cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn.

  2. Em cần giúp đỡ ạ. Chó nhà em đẻ mổ mấy ngày đầu cho ăn cháo bình thường nhưng nay lại bị ói. Đút cháo hoặc nước hoặc thức ăn đều bị ói. Bác sĩ có tiêm chống ói và mấy liều nhưng về vẫn bị ói. Phải làm sao ạ?

    • Nếu chó của bạn đang bị ói sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe và cần phải được xác định bởi một bác sĩ thú y. Dưới đây là một số khuyến nghị mà tôi có thể đưa ra để giúp bạn giải quyết tình trạng này:

      – Đưa chó đến bác sĩ thú y: Nếu chó của bạn vẫn đang tiếp tục ói và không thể ăn hoặc uống gì, bạn cần đưa nó đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị. Ói có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

      – Cung cấp nước cho chó: Nếu chó của bạn không uống được nước, hãy cố gắng cung cấp cho nó nước qua ống tiêm để tránh tình trạng mất nước và dẫn đến tình trạng suy kiệt.

      – Điều chỉnh khẩu phần ăn: Nếu chó của bạn đã bị ói sau khi ăn, hãy kiểm tra lại khẩu phần ăn của nó. Bạn có thể thử thay đổi loại thức ăn hoặc chế biến một món ăn nhẹ để xem liệu chó có thể tiêu hóa được hay không.

      – Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ: Nếu bác sĩ thú y đã tiêm chống ói cho chó của bạn, hãy thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho việc sử dụng đúng liều lượng và cách thức sử dụng. Bạn cũng nên báo cáo cho bác sĩ nếu tình trạng ói vẫn tiếp diễn sau khi sử dụng thuốc.

      Trong trường hợp chó của bạn đang trong tình trạng khẩn cấp hoặc tình trạng sức khỏe của nó tiếp tục suy giảm, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để có được sự chăm sóc và điều trị chuyên nghiệp.

  3. Chó nhà mình đẻ được 3 con nhưng chết hết 1 con 2 ngày đầu thì ăn uống bình thường nhưng ngày sau cho ăn thì chó lại bỏ ăn mà chỉ nằm ngủ suốt, nhìn nó ủ rủ buồn bã lắm!

    • Nếu chó của bạn từng ăn bình thường nhưng gần đây bỏ ăn và chỉ nằm ngủ, có thể chó đang có vấn đề về sức khỏe hoặc tình trạng tâm lý. Nếu chó bị bỏ ăn và chỉ nằm ngủ suốt, hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y để được tư vấn và khám bệnh cho chó. Việc sớm khám bệnh sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chó của bạn.

  4. Bé chó phóc nhà mình vừa đẻ được 2 con nhưng đều chết hết, vậy mình phải làm gì để chăm sóc cho bé chó mẹ. Mong petmart hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh cho bé. Nếu chết hết vậy không có chó con bú thì bé chó mẹ có làm sao không?

    • Tôi rất tiếc nghe về tình trạng của bé chó mẹ và con chó con. Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn chăm sóc bé chó mẹ trong tình trạng như vậy:

      Đưa bé chó mẹ đến bác sĩ thú y: Đầu tiên, bạn nên đưa bé chó mẹ đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra và đảm bảo rằng không còn con chó nào còn lại trong tử cung hoặc có vấn đề gì đó về sức khỏe của bé mẹ. Bác sĩ thú y sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé mẹ và có thể đưa ra lời khuyên về cách điều trị nếu cần thiết.

      Chăm sóc sức khỏe của bé mẹ: Hãy đảm bảo bé mẹ có đủ nước và thức ăn. Bạn có thể cho bé mẹ ăn thức ăn dành cho chó sau sinh để giúp hồi phục sức khỏe. Đảm bảo bé mẹ được nghỉ ngơi đủ và không bị căng thẳng.

      Vệ sinh cho bé mẹ: Hãy giữ cho vùng tử cung của bé mẹ sạch sẽ và khô ráo. Bạn có thể sử dụng bông gòn ẩm để lau sạch vùng đó. Nếu cần, bạn có thể sử dụng kháng sinh hoặc kem chống nhiễm trùng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để đảm bảo không có nhiễm trùng xảy ra.

      Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé mẹ: Hãy chú ý đến dấu hiệu bất thường như sốt, mệt mỏi, hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác và báo cáo cho bác sĩ thú y nếu có.

      Sự ủng hộ tinh thần: Bé mẹ có thể trải qua tình trạng tinh thần khó khăn sau khi mất con. Hãy cung cấp cho bé mẹ tình yêu và sự quan tâm, và đảm bảo bé mẹ không cô đơn.

      Nếu tất cả con chó con đều đã chết, thì bé mẹ có thể trải qua một giai đoạn buồn rầu. Hãy tạo điều kiện tốt nhất có thể để bé mẹ hồi phục và hãy xem xét việc cân nhắc tới việc nuôi những con chó con khác nếu bé mẹ muốn và có đủ sức khỏe để làm điều đó trong tương lai.

  5. Em xin hỏi là chó nhà e đẻ mổ được 7 con nhưng chết 2 còn 5 con. Mấy ngày đầu về thì ăn uống bình thường. Nhưng 2 3 hôm nay thì ăn vào lại ói ra. Trước đó có điều trị nhiễm trùng máu. Đi khám thì bác sĩ bảo là có thể do triệu chứng sau khi điều trị nhiễm trùng máu hoặc do hậu sau sinh. Nên em xin petmart có thể hổ trợ giúp em được không ạ?

    • Tình trạng của chó mẹ và con chó con của bạn đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và có thể cần điều trị từ bác sĩ thú y. Nếu chó mẹ sau khi điều trị nhiễm trùng máu bắt đầu có triệu chứng ói mửa và không ăn uống, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe khác hoặc sự tồn tại của hậu sản. Dưới đây là một số gợi ý:

      Liên hệ với bác sĩ thú y: Để giải quyết tình trạng này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ thú y để thảo luận về triệu chứng và lịch sử bệnh của chó mẹ và con chó con. Bác sĩ thú y có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

      Đảm bảo cung cấp nước cho chó mẹ: Hãy đảm bảo chó mẹ được duy trì trong tình trạng hydrat hóa bằng cách cung cấp nước sạch và đảm bảo rằng chó có đủ nước để không bị mất nước do ói mửa.

      Giữ cho môi trường sạch sẽ: Đảm bảo môi trường ở xung quanh chó và chó con là sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

      Theo dõi tình trạng sức khỏe: Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó mẹ và con chó con, và báo cáo ngay cho bác sĩ thú y nếu có sự thay đổi.

      Tóm lại, vấn đề này cần phải được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ thú y. Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức để nhận được hỗ trợ và điều trị cho chó mẹ và con chó con của bạn.

  6. Chó nhà em vừa đẻ mổ được 2 ngày nhưng khi về nhà chó mẹ cứ đi quanh nhà, cào ổ, đi ra đi vô ổ hoài. Em không biết chó mẹ có bị sao không ạ?

    • Tình trạng mà bạn mô tả có thể là dấu hiệu của chó mẹ đang tìm kiếm một nơi an toàn để chăm sóc và bảo vệ con chó con. Hành vi đi quanh nhà, cào ổ, và đi ra đi vào có thể là phản ứng bình thường của chó mẹ trong thời gian sau sinh.

      Tuy nhiên, để đảm bảo rằng chó mẹ và con chó con của bạn đang được chăm sóc đúng cách, bạn nên tuân theo các hướng dẫn sau:

      Tạo môi trường yên tĩnh: Hãy đảm bảo rằng môi trường ở xung quanh chó mẹ và con chó con là yên tĩnh, không có tiếng ồn và không có sự xâm phạm từ người khác. Chó mẹ cần một nơi yên tĩnh để chăm sóc con.

      Chăm sóc thức ăn và nước: Hãy đảm bảo rằng chó mẹ có đủ thức ăn và nước. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp chó mẹ hồi phục nhanh hơn sau mổ và cho sữa cho con.

      Theo dõi sức khỏe của chó mẹ: Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó mẹ, đảm bảo rằng không có dấu hiệu bất thường như viêm nhiễm hoặc triệu chứng sức khỏe kém. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của chó mẹ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y.

      Chăm sóc con chó con: Chăm sóc con chó con bằng cách đảm bảo rằng chúng được cho bú đầy đủ và được giữ ấm. Chó mẹ sẽ cung cấp sữa cho con trong thời gian này.

      Sự quan sát: Theo dõi hành vi của chó mẹ và con chó con, và đảm bảo rằng không có sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Nếu bạn thấy bất kỳ vấn đề gì không bình thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

      Hãy nhớ rằng hành vi này có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của chó mẹ và con chó con. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ.

  7. Nguyễn Linh

    Em cần petmart giúp đỡ. Chó em vừa sinh mổ 4 con nhưng chết 1. Ẩm về đến nhà thì không chịu nằm trong ổ. Và cự tuyệt không cho con bú. Em ép ở cùng và lén nhìn thì thấy chó con bò đến gần thì nó cắn. Giờ em không biết thế nào. Mong petmart hỗ trợ.

    • Chào bạn, tình huống này là chó mẹ đang bị stress sau sinh. Vấn đề này không mới, và hiện tượng này xuất hiện trên cả con người chứ không riêng gì động vật. Việc trước tiên bạn cần là khi nào cún con đến giờ bú, phải cắt cử người nhà ra trông (đặc biệt người mà mà cún mẹ sợ). Vừa đe chó mẹ, mà cũng vừa trông chó con (cần phải đe để chó mẹ không trở nên hung dữ gây nguy hiểm cho chó con). Tuy nhiên, không nên gây căng thẳng cho chó mẹ quá nhiều, vẫn cần phải xoa đầu vuốt ve trong quá trình cho chó con bú. Bổ sung các món ăn mà chó mẹ thích ăn, nhất là ăn vã thịt, sữa chua v..v Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *