25 huyệt thường dùng khi châm cứu cho chó mèo

25 huyệt thường dùng khi châm cứu cho chó mèo

Châm cứu cho chó mèo là một phương pháp điều trị vô cùng hiệu quả được các bác sĩ thú y áp dụng từ lâu. Trên thực tế cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp chó mèo ốm được châm cứu và cho kết quả rất khả quan. Chính vì vậy, châm cứu chính là một biện pháp hữu hiệu trong điều trị thú y. Bài viết hôm nay Pet Mart sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số huyệt châm cứu cơ bản. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc thú cưng tốt hơn.

Những đối tượng chó mèo cần phải châm cứu

Những bệnh cần sử dụng biện pháp châm cứu phần lớn là bệnh về hệ thần kinh. Đó là tình trạng tê liệt thường sinh ra bởi sự bất thường ở xương sống như các bệnh gai cột sống. Thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh….

Những bệnh nêu trên sẽ khiến cho xung thần kinh từ não qua tủy sống tới điểm cuối của thân trên không được hoàn toàn. Hoặc có thể không thể truyền tới được. Từ đó khiến cho vật nuôi cử động chân sau khó khăn. Đi lại không bình thường hoặc có thể không cử động được. Ngoài ra còn có thể khiến cho vật nuôi không đi vệ sinh được bình thường. Và xe lăn cho chó sẽ là vật dụng cần thiết, giải pháp tốt nhất cho những khó khăn trước mắt của vật cưng.

Triệu chứng cần phải châm cứu cho chó mèo

Châm cứu là một phương pháp điều trị thuộc Y học cổ truyền Trung Quốc. Mặc dù ban đầu được thiết kế cho con người, nhưng trong vài thập kỷ gần đây, châm cứu cũng được áp dụng cho động vật, đặc biệt là chó và mèo. Dưới đây là một số trường hợp mà châm cứu có thể được xem xét làm phương pháp điều trị cho chó mèo:

  1. Đau nhức: Châm cứu thường được sử dụng để giảm đau, đặc biệt là đau xương khớp và cơ bắp
  2. Bệnh viêm xương khớp và viêm khớp: Như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm xương khớp do lão hóa
  3. Tê liệt hoặc suy yếu cơ: Đặc biệt sau chấn thương hoặc phẫu thuật
  4. Bệnh tiết niệu: Như viêm bàng quang hoặc tiểu tiện không tự chủ
  5. Vấn đề hệ tiêu hóa: Như nôn mửa, táo bón, hoặc tiêu chảy mãn tính
  6. Vấn đề hệ hô hấp: Như hen hoặc viêm phế quản
  7. Rối loạn thần kinh: Bao gồm co giật và một số dạng tê liệt
  8. Vấn đề hệ sinh sản: Như sưng to bộ phận sinh dục hoặc khó khăn trong việc sinh sản
  9. Vấn đề về da: Như viêm da dị ứng hoặc viêm tai
  10. Hỗ trợ điều trị ung thư: Giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho chó mèo bị ung thư

Nếu vật nuôi của bạn có vấn đề về chân sau hoặc có biểu hiện bị tê liệt. Bạn đã chữa trị theo các biện pháp y học thông thường rồi nhưng chưa thành công cũng xin đừng mất hi vọng. Hãy thử xem xét tới các biện pháp thay thế khác như châm cứu nhé.

Châm cứu là phương pháp điều trị trong thú y đã được khoa học chứng nhận rằng có thể điều trị hiệu quả các bệnh khác nhau. Và đặc biệt là rối loạn thần kinh cơ xương khớp. Nếu vật nuôi của bạn gặp bất cứ vấn đề gì hãy tới gặp các bác sĩ thú ý để được tư vấn và chữa trị.

  1. Không đau
  2. Không biến chứng
  3. Niềm hi vọng cho bệnh nan y

Các huyệt thường dùng để châm cứu cho chó mèo

Thiên môn

  • Vị trí: Đỉnh đầu, chính giữa bờ sau xương chẩm
  • Cách châm: Châm thẳng sâu 1- 2 cm
  • Tác dụng điều trị: Sốt, co giật, liệt

Đại chùy

  • Vị trí: Giữa đốt cổ 7 và đốt lưng 1
  • Cách châm: Châm sâu 2- 4cm
  • Tác dụng điều trị: Sốt, chứng phong thấp, ho liệt, co giật, liệt

Phong trì

  • Vị trí: Mặt trước phía dưới cánh xương Atlas
  • Cách châm: Châm sâu 1 – 2cm
  • Tác dụng điều trị: Cảm cúm, cứng cổ, đau

Mệnh môn

  • Vị trí: Giữa mỏm gai đốt sống hông 2- 3
  • Cách châm: Châm sâu 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Đau vùng hông, phong thấp vùng hông, liệt vùng hông, ỉa chảy

Thận du

  • Vị trí: Đầu mút mỏm ngang đốt sống hông 2 giữa lõm cơ cánh sống lưng
  • Tác dụng điều trị: Viêm thận, chứng đa niệu, đau vùng hông

Bách hội

  • Vị trí: Giữa mỏm ngang đốt sống hông cuối và khum đầu
  • Cách châm: Châm sâu 1 – 2cm
  • Tác dụng điều trị: Vùng hông đau, liệt, ỉa chảy, sa trực tràng, tăng cường miễn dịch

Vĩ căn

  • Vị trí: Giữa mỏm gai đốt sống khum cuối và đuôi đầu
  • Cách châm: Châm sâu 0.5- 1 cm
  • Tác dụng điều trị: Liệt chi sau, liệt đuôi, sa trực tràng, ỉa chảy

Vĩ tiên

  • Vị trí: Đầu mút của đuôi
  • Cách châm: Châm chảy máu
  • Tác dụng điều trị: Cảm nóng, co giật, cảm cúm, trúng độc, ỉa chảy ở chó mèo

Hậu hải

  • Vị trí: (Giao sào) Lõm giữa vĩ căn và hậu môn
  • Cách châm: Châm hướng trước trên sâu 1-3 cm
  • Tác dụng điều trị: Ỉa chảy, sa trực tràng, liệt dương, không chửa đẻ

Hoàn khiêu trước khớp chậu đùi

  • Cách châm: Châm sâu 2- 3 cm
  • Tác dụng điều trị: Liệt chi sau ở chó mèo

Dương linh

  • Vị trí: Phía ngoài, sau khớp gối, trước cơ nhị đầu đùi
  • Cách châm: Châm thẳng 1 – 2cm
  • Tác dụng điều trị: Chấn thương vùng đầu gối, liệt chi sau ở chó mèo

Túc tam lý (Hậu tam lý)

  • Vị trí: ¼ phía ngoài đầu trên xương chày
  • Cách châm: Châm thẳng 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Tăng sức đề kháng, tiêu hóa kém, ỉa chảy, đau bụng, đau cơ sau, liệt

Tiền tam lý

  • Vị trí: ¼ đầu trên bên ngoài xương quay
  • Cách châm: Châm thẳng 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Liệt chi trước, phong thấp chấn thương cơ vùng chi trước

Huyệt bàng quang du

  • Vị trí: Mỏm ngang sống hông 6- 7 đo ngang 6-7cm.
  • Cách châm: Châm thẳng 0,5 – 1cm.
  • Tác dụng điều trị: Bí tiểu, tiểu ra máu, viêm bàng quang, vùng khum, đuôi đầu

Khu huyệt hợp cốc

  • Vị trí: Bờ ngoài giữa ngón 1 và ngón 2
  • Cách châm: Châm thẳng 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Trấn thống, giải nhiệt, khu phong, liệt chi trước ở chó mèo

Khúc trì

  • Vị trí: Phía trước cổ chân
  • Cách châm: Châm chảy máu
  • Tác dụng điều trị: Chấn thương cổ chân, khớp bàn chân, đau bụng

Trung quản

  • Vị trí: Giữa mỏm kiếm xương ức và rốn
  • Cách châm: Châm hướng trước 0,5- 1cm
  • Tác dụng điều trị: Ỉa chảy, kém ăn, nôn, viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, đau dạ dày, dạ dày đầy hơi, tiêu háo kém, kém ăn ở chó mèo

Huyệt quan nguyên du

  • Vị trí: Đầu mút mỏm ngang đốt sống hông 5 tương ứng giữa rãnh cơ cánh sống lưng
  • Cách châm: Châm thẳng 1- 3cm
  • Tác dụng điều trị: Tiêu hóa kém, ỉa chảy, táo bón ở chó mèo

Thiên khu

  • Vị trí: Cách ngang 2 bên rốn 1cm
  • Cách châm: Châm thẳng 0,5cm
  • Tác dụng điều trị: Ỉa chảy, đau bụng, táo bón, viêm tử cung ở chó mèo

Tiền khúc trì

  • Vị trí: Đầu ngoài xương quay, trên u ngoài
  • Cách châm: Châm thẳng 2 – 3cm
  • Tác dụng điều trị: Chấn thương chi trước, phong thấp, liệt thần kinh chi trước ở chó mèo

Tam âm giao

  • Vị trí: Phía trong xương chày, từ khớp cổ chân mỏm trước khớp với xương sên thẳng lên 1/3 đo ngang dưới xương chày
  • Cách châm: Châm sâu 0,5 – 1cm
  • Tác dụng điều trị: Chữa tỳ vị hư, đau bụng ỉa chảy, táo bón nôn, đau khớp cổ chân

Khu vực đại trường du

  • Vị trí: Đầu mút mỏm ngang đốt sống hông 4 Châm sâu 0,5- 1cm
  • Tác dụng điều trị: Tiêu hóa kém, viêm ruột, táo bón

Phế du

  • Vị trí: Xương sườn 10 tính từ sau ra trước, lõm giữa cơ cánh sống lưng, 2 bên 2 huyệt
  • Cách châm: Châm hướng ra sau xương sườn, sâu 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Ho, suyễn, co cứng cơ hoành, viêm phổi , viêm phế quản

Huyệt ngoại quan

  • Vị trí: ¼ bên ngoài đầu trên xương quay, giữa khe xương quay và xương trụ
  • Cách châm: Châm thẳng sâu 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Phong thấp, liệt thần kinh, táo bón

Lục mạch

  • Vị trí: Tính từ sau ra trước xương sườn 1, 2 ,3 từ sau ra trước đường thẳng của góc mông kéo đến
  • Cách châm: Sâu 1- 2cm
  • Tác dụng điều trị: Kiện tỳ vị, tiêu đầy hơi, táo bón, ỉa chảy, ăn không tiêu

Chữa bệnh cho chó bằng đông y và đốt ngải

Đông Y là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc ở châu Á, có lịch sử hàng ngàn năm nay. Đông y có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh cho người. Các phương pháp này cũng rất có hiệu quả với chó mèo và vật nuôi trong gia đình.

Tại Trung Quốc, các bác sĩ thú y đã áp dụng Đông y để điều trị bệnh trên gia cầm từ lâu. Hiện nay việc châm cứu để điều trị các bệnh về hệ thần kinh của chó đã thu hút sự chú ý của giới thú y quốc tế. Phương pháp này được áp dụng trên các vấn đề sức khỏe do ảnh hưởng của một bệnh cụ thể. Ví dụ chứng tê liệt toàn thân do thoát vị đĩa đệm. Điều trị châm cứu có thể giúp phục hồi đáng kể chức năng đi lại của chó.

Các huyệt vị của chó phân bố trên các cơ, các khớp chân, dây chằng, bắp thịt… Khi kích thích các vị trí này có thể tạo ra một loại phản ứng sinh học. Nhờ đó đạt được hiệu quả điều trị. Thông qua châm cứu có thể điều hòa khí huyết, khơi thông kinh mạch, điều hòa âm dương.

Ngải sử dụng lá ngải cứu phơi khô, khử trùng chế biến thành. Ngải được đốt cháy, hơ lên vị trí các huyệt đạo. Ngải châm có mùi thơm dễ chịu, có thể điều hòa nhiệt độ. Giúp loại bỏ hàn khí, bổ sung dương khí, khai thông huyệt đạo.

Chữa bệnh cho chó bằng cách Massage

Massage còn gọi là xoa bóp hay bấm huyệt. Là phương pháp điều trị bằng cách tác động lực vào các vị trí trên cơ thể chó. Phương pháp này còn được gọi là vật lý trị liệu. Massage có tác dụng tăng cường thể lực và điều trị các bệnh về xương cho chó hiệu quả. Trên thực tế có rất nhiều người đã kiên trì điều trị châm cứu cho chó bị liệt tại nhà. Cuối cùng đã giúp chú chó bị liệt đi lại bình thường.

Theo các chuyên gia, thời gian massage nên kéo dài trong 5 – 15 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày làm xoa bóp một lần. Mỗi đợt trị liệu gồm 7 – 10 buổi. Cách 3 – 5 ngày mới tiến hành trị liệu đợt tiếp theo. Phương pháp này có tác dụng tốt với những chú chó bị teo cơ hoặc dị dạng khớp xương.

Khi áp dụng phương pháp này, người nuôi cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Kỹ thuật massage cần chính xác, không nên trị liệu một cách máy móc. Đối với một chú chó bị bệnh, sai lầm khi bấm huyệt có thể gây tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tụ máu hoặc xuất huyết dưới da là những dấu hiệu tổn thương dễ thấy nhất.

Chữa bệnh cho chó bằng thảo dược

Đặc điểm của phương pháp điều trị đông y là dựa theo nguyên lý âm dương. Các loại thảo dược tự nhiên trong Đông y có tác dụng củng cố nền tảng sức khỏe, phục hồi hoặc tái tạo chức năng của nội tạng. Phục hồi cân bằng âm dương cho cơ thể.

Các loại thảo dược rất đa dạng, có nhiều loại và công dụng khác nhau. Một số phương thuốc chỉ cần một vị thuốc. Nhưng đa số phải phối hợp rất nhiều loại thảo dược. Việc phối hợp và sử dụng thuốc sao cho hiệu quả là chủ đề chính trong nghiên cứu của nhiều bác sĩ thú y.

Việc sử dụng thuốc đông y cần thận trọng. Bởi bản thân các dược liệu có thể mang chất độc. Do đó có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù tỉ lệ thấp hơn so với thuốc tây nhưng không thể chủ quan. Chó của bạn có thể bị ngộ độc nếu dùng thuốc không đúng cách.

Hiện nay Đông y đang là phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ thú y quan tâm. Không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp này. Nhưng khi áp dụng rất cần có sự phối hợp của chủ chó và chuyên gia. Chó mèo bị bệnh cũng giống như con người. Chúng có thể chết hoặc tổn thương vì một sai sót nhỏ trong điều trị.

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *