Dấu hiệu và cách chữa khi chó mèo bị trầm cảm

Chó mèo có bị trầm cảm không? Cũng giống như con người, việc mèo bị trầm cảm, chó bị trầm cảm cũng không phải là lạ. Chắc hẳn đã không ít lần bạn chứng kiến chú chó nhỏ của mình nằm ủ rũ một mình. Hình ảnh cún con gục đầu yếu ớt vào 2 bàn chân trước rồi thở dài trong vô vọng có phải rất quen thuộc không?

Tuy rằng bạn nuôi chó cưng, mèo cưng cũng khá lâu, nhưng bạn có chắc là bạn hiểu chúng đang mong muốn điều gì chứ. Dấu hiệu chó bị stress sẽ như thế nào? Mèo bị trầm cảm biểu hiện như thế nào? Có thể phát hiện ra được hay không? Và phải làm sao khi chó bị trầm cảm. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart để tìm hiểu thêm nhé.

Nguyên nhân chó bị trầm cảm, stress

Chó bị trầm cảm do thiếu tình yêu thương

Chó mà cứ sủa thường xuyên, khi gặp vấn đề này chủ nhân mắng mỏ cún là cún sai thì thực ra cũng không đúng. Vì sinh ra là chó thì tất nhiên theo bản năng là chúng phải sủa rồi. Nhưng khi chúng sủa, chủ mà đến xoa đầu hoặc gãi cổ, gãi cằm, hoặc bế lên ôm ấp, thơm cún để cún dừng lại bằng tình yêu thương thì cún sẽ nghĩ rằng những hành vi cún vừa làm là đúng.

Và những hành vi đó làm chủ đang rất vui. Kết quả là cún sẽ tiếp tục làm như vậy. Cuối cùng cún sẽ không thể ngừng được hành vi đó. Vì chúng càng ngày càng khao khát được yêu thương nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho chó bị trầm cảm.

Chó bị trầm cảm do tuổi già

Chó đã già rồi và chủ đột ngột qua đời khiến chó nhịn ăn đến chết. Trường hợp này từng xảy ra nhiều hơn vào thời gian trước đây. Lí do vì chủ nuôi chó yêu thương chúng giống như con mình. Và chúng thì lại cực kì gắn bó với chủ. Đặc biệt là những chú chó mà chỉ có 1 chủ và 1 cún. Chủ không mấy khi đưa cún đi tiếp xúc, đi chơi với các bạn cún khác.

Việc không mấy khi đưa đi chơi, chúng sẽ nghĩ rằng cả thế giới này chỉ có một mình chủ thôi. Khi đó nếu có bất cứ điều không may nào xảy ra, cún sẽ bị mất phương hướng ngay lập tức. Nhiều dấu hiệu chó bị stress, ủ rũ, không màng tới mọi thứ xung quanh. Chúng sẽ chỉ trực chờ chủ nhân về cho tới khi cún chết.

Chó bị trầm cảm do không được quan tâm, chăm sóc

Rất nhiều chủ nuôi đã đưa cún đi khám bác sĩ thú y vì nghĩ rằng cún bị ngứa chân hoặc bị ghẻ. Thực sự ra thì nếu hỏi kĩ tiểu sử của cún sẽ thấy rằng những chú chó không có các hoạt động gì để chơi hàng ngày chỉ ở trong phòng. Chủ sử dụng lượng thức ăn cho chó lặp lại trong thời gian dài. Hoặc chủ có rất nhiều chó nên không chăm sóc được hết.

Chó sẽ bắt đầu liếm chân khi chủ nhân không có nhà. Liếm cho tới khi lông cún bị rụng hết để lại da màu hồng. Sau đó vẫn không ngừng liếm, cún sẽ tiếp tục liếm đến khi chảy máu cũng có. Một số chủ đeo vòng cổ loa hoặc mua giày cho cún đi.

Nhưng cũng chỉ ngừng được hành vi này trong một thời gian ngắn, khi tháo ra chúng lại liếm như cũ. Vì vậy để điều trị thì cần điều chỉnh hành vi bằng cách cho cún uống thuốc do bác sĩ chuyên khoa tâm lí kê. Uống liên tục trong vòng 1 năm sẽ khiến tình trạng chó bị trầm cảm tốt hơn rất nhiều.

Một số nguyên nhân khác

  • Chuồng nuôi chật hẹp hoặc không hợp với giống loài và kích thước của chúng.
  • Chó bị trầm cảm do chưa được phối giống lần nào hoặc nuôi một con trong một thời gian dài.
  • Chó bị trầm cảm do bị bôi nước hoa hoặc dùng các loại mỹ phẩm trong một thời gian dài khiến cún không thể nhớ ra mùi cơ thể của mình nữa.
  • Bị nuôi theo kiểu một chủ một thú cưng trong cùng một địa điểm khiến vật nuôi không nghĩ mình là động vật nữa.
  • Chó bị trầm cảm do được chủ chiều chuộng mọi thứ, không huấn luyện dạy bảo.
  • Bị đổi chủ hoặc đổi bạn cùng chuồng nhưng không hợp.
  • Người chủ đang bị căng thẳng cũng khiến xuất hiện các dấu hiệu chó bị stress.

Các dấu hiệu chó bị stress

Dấu hiệu chó bị stress: ủ rũ, thở dài

Theo Câu lạc bộ chó giống Mỹ, chó bị trầm cảm thường có trạng thái ủ rũ, thở dài. Nếu chó thở dài, đôi mắt trừng lên, điều đó có nghĩa là không hài lòng. Tiếng thở dài của chú chó là một tín hiệu đơn giản để chấm dứt trạng thái cảm xúc hiện tại. Nếu chú chó của bạn bên cạnh bạn muốn bạn chơi với nó mà bạn không đáp lại, tiếng thở dài này có nghĩa là “Ồ, tôi sẽ bỏ cuộc, thật buồn”.

Quan sát khoa học cho thấy là những chú chó bị trầm cảm thường thở dài khi nghỉ ngơi. Đó là điều mà các bác sĩ thú y gọi là tiếng thở dài nặng nề. Những tiếng thở dài này dường như là một dấu hiệu tâm lý. Nếu bạn nghĩ rằng chú chó của bạn đang thở dài hoặc ngáp, hoặc gây ra tiếng động khác thì nên trao đổi với bác sĩ. Đằng sau những âm thanh này, có thể có những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Nếu không phải vì lý do sức khỏe, thì bạn phải chú ý đến thông tin mà những chú cún đang thể hiện.

Dấu hiệu chó bị stress: luôn lo lắng, sợ hãi

Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Chó có thể bị sợ hãi, hoảng hốt trước một tình huống không ngờ tới. Như khi gặp người lạ, hoặc một vật thể lạ nào đó. Lúc này chó thường thu người lại, hung hăng hiếu chiến hoặc kêu sủa ầm ĩ…

Tuy nhiên, nếu tác nhân đe dọa cho chó diễn ra một cách dai dẳng, nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh. Ví dụ như tiếng sét đánh, giông tố, pháo nổ… Nỗi sợ hãi sẽ khiến chó bị mất kiểm soát. Rất nhiều chú chó đại tiểu tiện mất tự chủ, hung dữ, cắn, sủa, kêu la dữ dội.

Hầu hết các dấu hiệu chó bị stress, sợ hãi, ám ảnh phát triển vào thời kì đầu của sự trưởng thành. Khi chó con được 12 – 36 tháng tuổi. Những chú chó tiếp xúc với các tác nhân gây sợ hãi trong thời gian dài có thể bị suy giảm trí nhớ, phản xạ, suy giảm chức năng hoạt động của não bộ.

Chó con dưới 14 tuần tuổi nếu bị cách ly, không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ mắc phải chứng trầm cảm. Chó bị trầm cảm sẽ hình thành tính cách hung dữ hoặc nhát gan quá mức. Sự lo lắng bị bỏ rơi, cô đơn.

Biểu hiện của chó lo lắng, sợ hãi

  • Đầu cúi thấp, nhăn mũi, nhe răng nanh, miệng ngoác rộng.
  • Đôi tai vểnh lên, cụp đuôi, thở hổn hển.
  • Ngồi/nằm yên bất động không có biểu hiện hoạt động nào.
  • Liếm láp cái gì đó ở không trung hoặc trên mặt đất.
  • Đối với nỗi sợ hãi nhẹ các dấu hiệu có thể bao gồm run rẩy, cụp đuôi, thu mình, trốn tránh. Giảm hoạt động và chạy rút lui khi có tác nhân kích thích.
  • Nỗi ám ảnh dấu hiệu có thể bao gồm hành vi lẩn trốn, rút lui, dễ manh động tấn công đối tượng
  • Biểu hiện điển hình có thể xuất hiện đó là tiêu chảy.
  • Dấu hiệu chó bị stress sợ hãi là tự liếm và cắn vào mình.

Nguyên nhân khiến mèo trầm cảm

Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng mèo sống tách biệt và không nghĩ tới việc mèo bị trầm cảm. Nhưng thật sự chúng sẽ trải qua căng thẳng khi chủ không dành thời gian cho chúng. Hoặc khi thay đổi môi trường sống. Họ nhà mèo sẽ thay đổi hành vi thường ngày khi chúng trải qua một tình trạng căng thẳng.

Chẳng hạn như bạn mang đi hay nuôi thêm một con vật mới. Ngay lúc đó chúng sẽ tránh sử dụng cả hộp cát vệ sinh. Thật ra, khi các bác sĩ thú y kiểm tra những con mèo có hành vi không bình thường, họ sẽ đặt ra câu hỏi liệu có thay đổi lớn nào vừa xảy ra làm cho con mèo căng thẳng đến độ ảnh hưởng bất lợi đến trạng thái cảm xúc.

Mèo cũng như các chú chó cũng khao khát tình bạn. Chúng cũng luôn mong muốn dành được sự chú ý và tình thương từ chủ nhân của chúng. Nếu như bạn không chơi đùa với chúng mỗi ngày, chải lông, dành thời gian ôm ấp và âu yếm thì chúng sẽ buồn chán. Và điều này có thể dẫn đến trạng thái kích động cũng như khiến mèo bị trầm cảm.

Ngoài ra, mèo trầm cảm còn do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Ví dụ: nhiều ngày mưa, giông bão hay lốc xoáy. Vì tâm trạng của thú cưng sẽ thay đổi theo áp lực khí quyển. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó mèo bị trầm cảm. Nếu nắm bắt được những nguyên nhân này, bạn sẽ có cách điều trị cho thú cưng của mình. Nhanh chóng lấy lại trạng thái vui vẻ vốn có ban đầu.

Dấu hiệu mèo bị trầm cảm

Khác với dấu hiệu chó bị stress, mèo bị trầm cảm thường có biểu hiện:

  • Mèo trầm cảm ăn uống ít đi, kể cả đấy là thức ăn cho mèo yêu thích. Thậm chí chúng không ăn gì cả dẫn đến sự thay đổi về cân nặng.
  • Thay đổi giấc ngủ, nhịp điệu ngủ của thú cưng sẽ thay đổi. Chẳng hạn như nếu mèo trầm cảm sẽ ngủ ban ngày, thức ban đêm, ngủ cả ngày lẫn đêm hay không ngủ một chút nào.
  • Ít vận động, trốn tránh, biếng ăn, lơ là việc chải lông.
  • Biểu hiện của mèo trầm cảm là sự kích động, đi lang thang khắp nhà.
  • Mèo trầm cảm sẽ kêu nhiều hơn mọi ngày.
  • Thay đổi về tính cách, trốn tránh ở trong các hốc, kẹt và nhìn mặt buồn rũ rượi.
  • Mèo trầm cảm không giao tiếp, chơi đùa với những người bạn hàng xóm.

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các nguyên nhân gây ra do bệnh lý thể chất. Với mèo trầm cảm, ngoài các triệu chứng trên, bạn có thể thấy mèo cưng sẽ không chăm lo chải chuốt bộ lông. Hoặc tiểu tiện bừa bãi. Hay mèo sẽ có những hành vi khá hung dữ. Ngay cả với chủ nuôi của mình.

Tìm hiểu hành vi thường ngày của mèo sẽ giúp bạn xác định chính xác các trường hợp. Lúc đó chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể cho bạn biết mèo bị trầm cảm. Từ đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp để giải toả căng thẳng cho chúng.

Chó mèo trầm cảm phải làm sao?

Đầu tiên bạn cần quan sát thật kĩ những dấu hiệu chó bị stress và những hành vi lạ của mèo cưng. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân. Để biết được chó mèo trầm cảm hay không, tốt nhất bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các vấn đề liên quan đến não, tuyến giáp. Sau đó là kiểm tra ngộ độc.

Nếu chỉ là chó bị bệnh tâm lý thông thường, một vài loại thuốc thú y cho chó mèo đơn giản sẽ cải thiện đáng kể tình trạng. Nếu trong trường hợp chó mèo bị trầm cảm nặng, bác sĩ sẽ có những lời khuyên phù hợp dành cho bạn và cún cưng.

Cách chữa trị cho chó mèo bị trầm cảm

Thông thường, việc huấn luyện, điều chỉnh hành vi sẽ giúp chó mèo trầm cảm vượt qua sợ hãi. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho chú chó của bạn. Cùng thú cưng thiết lập một kế hoạch tập thể dục/vui chơi nhất định. Dành 10 – 15 phút mỗi ngày để dắt chó cưng đi dạo. Hoặc tạo điều kiện cho chú tiếp xúc với chú chó nhà hàng xóm.

Với mèo trầm cảm, bạn hãy dành thời gian vuốt ve, cưng nựng và trò chuyện. Nên mở rèm che cửa để mèo cưng thấy được cảnh vật bên ngoài. Hay bật tivi, radio, nhạc để luôn có tiếng động trong không gian xung quanh. Những hoạt động thể chất sẽ làm cho người chủ và thú cưng gắn bó hơn.

Và hoạt động nhiều sẽ kích thích sản sinh Serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mà thiếu nó được xem như là nguyên nhân gây trầm cảm. Nếu các dấu hiệu chó bị stress, mèo trầm cảm nặng hơn cần điều trị dài ngày với biện pháp chuyên khoa. Kết hợp với việc thay đổi môi trường sống. Tuyệt đối tránh những hành vi bạo lực hoặc trừng phạt vì chúng rất dễ khiến bị sợ hãi, ám ảnh.

Những biện pháp khắc phục chó mèo bị trầm cảm khác

Nếu dấu hiệu chó bị stress hoặc mèo trầm cảm diễn ra theo mùa, bạn nên cho thú cưng tắm nắng ngay khi có điều kiện. Trong thời kì mưa bão, tránh để thú cưng bị ướt mưa và sấy khô ngay khi có thể nếu thú cưng bị ướt.

Nếu nguyên nhân gây ra chó, mèo bị trầm cảm là do lão hoá tuổi già, bạn hãy giữ vệ sinh thân thể thú cưng sạch sẽ, sắp xếp lại môi trường xung quanh và dùng các biện pháp hỗ trợ để thú cưng cảm thấy thoải mái nhất.

Ví dụ như dấu hiệu chó bị stress khiến chúng không đi lại. Hoặc khả năng đi lại của thú cưng kém, bạn có thể dùng xe đẩy để cho chúng vẫn tương tác được với môi trường xung quanh. Nếu thú cưng chịu nhiều đau đớn thể chất và chất lượng cuộc sống suy giảm, bạn nên cân nhắc phương pháp trợ tử để thú cưng ra đi nhẹ nhàng nhất.

Nếu tình trạng chó, mèo bị trầm cảm vẫn tiếp diễn ngay cả khi bạn đã dành nhiều thời gian cho chúng thì nên đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc Diazepam hay Fluoxetine, vốn là hai loại thuốc phổ thông điều trị trầm cảm.

Dù có bất kì điều gì, bạn hãy cố gắng tạo cho thú cưng một môi trường thoải mái. Cố gắng ngăn chặn các dấu hiệu chó bị stress, mèo bị trầm cảm căng thẳng. Nếu thú cưng của bạn dễ nổi cáu, hãy tìm một nơi yên tĩnh để chúng có thể nghỉ ngơi. Hãy luôn dành thời gian để duy trì những thói quen cho chúng ăn đúng bữa, chơi đùa cùng chúng. Nếu bài viết này có ích với bạn, hãy chia sẻ tới tất cả cộng động nuôi thú cưng khác nhé.

4.3/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 mẹo cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày của người nuôi mèo, việc áp dụng cách trị rận cho mèo tại nhà là ...

Cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả

Việc hiểu rõ về tẩy giun cho mèo, dấu hiệu, cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo giúp điều ...

15 loại thuốc nhỏ mắt cho mèo được thú y khuyên dùng

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cho mèo để lựa chọn dù mắt mèo của bạn ...

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *