Cách nhận biết và chữa trị khi chó bị bệnh gì đó

Cách nhận biết và chữa trị khi chó bị bệnh gì đó

Chó bị bệnh hay không làm cách nào có thể nhận biết được điều đó. Bạn không biết các biểu hiện trên cơ thể thế nào là bất thường? Thậm chí nhiều thú cưng bên ngoài sức khỏe và tinh thần đều rất tốt thì sẽ nhận biết chúng bị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách phán đoán tình trạng sức khỏe của chó mèo qua bài viết dưới đây của Pet Mart nhé!

Hãy quan sát thái độ, tâm sinh lý của chó

Bạn có thể dễ dàng quan sát được những biểu hiện thường thấy ở chó cưng. Những dấu hiệu đó có thể báo rằng chú chó đang có nguy cơ hoặc đã bị bệnh. Quan sát tình trạng ăn uống của cún cưng cũng là một cách hiệu quả. Những chú chó bị bệnh thường bỏ ăn, chán ăn hoặc có một số biểu hiện ăn uống không tốt.

Phân của chó cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh. Bao gồm việc quan sát số lần bài tiết và chất lượng phân. Phân nát kèm theo dịch nhờn, máu, giun sán… là một trong những dấu hiệu khá nguy hiểm khi chó bị bệnh.

Chó bị bệnh cũng thường nằm một chỗ, lười vận động. Nhìn cún con không còn tinh nghịch, hoạt bát như mọi ngày nữa. Và bạn cũng cần hết sức lưu ý dấu hiệu này. Có vẻ như cún con cũng đang gặp một vấn đề gì đó. Có thể là liên quan tới bệnh tật.

Một số bệnh ở chó khiến lông chúng dựng đứng, xơ và khô. Thậm chí có thể bị rụng lông, bạc màu. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những dấu hiệu mà bạn có thể quan sát để phỏng đoán bệnh ở chó.

Đo nhiệt độ và kiểm tra nhịp thở để phỏng bệnh

Khi bị bệnh cũng giống như cơ thể người, chó bị bệnh có thể thay đổi nhiệt đọ cơ thể. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt cho cún con. Nếu có gì bất thường thì chắc chắn chúng đang có vấn đề về sức khỏe. Tình trạng hô hấp cũng có nhiều dấu hiệu nhận biết. Có thể hơi thở yếu hoặc gấp gáp. Phần mũi có thể bị chảy nước mũi. Hoặc có dấu hiệu hắt xì hơi liên tục.

Nếu bạn nghi ngờ chó bị bệnh, phương pháp đáng tin cậy nhất là mang chúng đến  gặp bác sĩ thú y để kiểm tra. Nếu thực sự chó bị bệnh, phải bớt chút thời gian ở bên cạnh chăm sóc cho chúng. Sự quan tâm của chủ nhân là một trong những yếu tố giúp chó cưng chống lại bệnh tật và nhanh chóng phục hồi.

Danh sách các bệnh thường gặp ở chó

Sốt, ốm

Sốt là dấu hiệu bệnh chó thường gặp, nó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng, vì thế không thể xem nhẹ. Nhiệt độ cơ thể của chó thường cao hơn người, khoảng 38.5 độ, thú cưng mới sinh có nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút nữa. Khi thấy chó bị bệnh hoặc có dấu hiệu khác thường. Thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất.

Run rẩy, co giật

Nguyên nhân chó bị bệnh run rẩy là do vấn đề của hệ thống thần kinh, có khả năng là viêm não. Chó bị bệnh là sốt tạo thành, vì thế nếu chủ nhân phát hiện trạng thái bệnh là run rẩy, không cần chần chừ, nhanh chóng mang nó đến bệnh viện khám.

Trầm cảm

Chó bị bệnh tinh thần chó ủ rũ, thích trốn ở những nơi tối tăm, đuôi không vẫy, không muốn hoặc thỉnh thoảng mới tiếp xúc với người.

Chán ăn, biếng ăn

Nếu thức ăn không có vấn đề gì. Nhưng lượng thức ăn chó ăn giảm xuống rõ rệt, vậy chó có khả năng đã bị bệnh. Chó biếng ăn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khiến hứng thú ăn uống của chó giảm xuống đến khi mất đi, giống như bệnh đường ruột và những bệnh truyền nhiễm mãn tính.

Còi xương, suy dinh dưỡng

Có thể cho cún con ăn một lượng ít. Nhưng cần đảm bảo có hàm lượng dinh dưỡng cao để tiêu hóa được dễ dàng. Cung cấp đầy đủ chất. Khi chó bị bệnh, chúng sẽ không muốn nhai nhiều. Bạn có thể trộn nước hoặc sữa vào để làm mềm đồ ăn hoặc kết hợp với một số thực phẩm mềm khác để chúng dễ ăn hơn. Khi chuẩn bị đồ ăn, cắt thành miếng nhỏ hoặc có thể ninh thành cháo để cho chúng ăn.

Chó bị bệnh còi cương là vì trong cơ thể không có đủ canxi. Bệnh còi xương còn do chế độ ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc không hợp lý. Chó bị suy dinh dưỡng do thiếu canxi, các loại vitamin nhóm A, B, C, D, E… Vì thế nên:

  • Tăng cường chế độ, khẩu phần ăn, có giàu chất đạm, khoáng, vitamin…
  • Tăng cường cho uống các loại vitamin nhóm A, B, C, D, E, chất khoáng.
  • Dùng thuốc Gliserophotphat và Gluconat canxi.
  • Cho chó ăn thêm thịt từ 500 – 600g trong ngày.

Nôn mửa

Chó ăn phải đồ lạ có thể sẽ nôn mửa, say xe cũng sẽ nôn mử, đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu nôn mửa nghiêm trọng hơn, không chỉ thức ăn, còn có dịch dạ dày hoặc nước. Vậy có thể là do mắc bệnh viêm dạ dày hoặc viêm ruột. Nếu nôn hết sạch, không đại tiện, vậy càng nguy hiểm hơn, phải nhanh chóng đưa chó bị bệnh đến bệnh viện cứu chữa.

Đường hô hấp

Nếu chó hô hấp rõ ràng nhanh hơn hoặc thở sâu. Có thể chó bị bệnh về đường hô hấp. Như viêm khí quản, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, các vấn đề về tim… không thể coi nhẹ.

Táo bón, khó tiêu

Cũng như con người, chó cũng gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Triệu chứng chó bị bệnh điển hình là táo bón, ói mửa, nôn và yếu. Bệnh thường gặp ở chó con, nhất là chó mới tập ăn và tách đàn. Cách tốt nhất để phòng tránh là xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng cho chó. Sử dụng các thương hiệu thức ăn uy tín là điều cần thiết nếu bạn sử dụng thức ăn khô cho chó. Nếu bạn tự chế biến thức ăn, không để lại thức ăn thừa là cách tốt nhất phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cho chúng.

Nếu chó của bạn bị rối loạn quy luật hoặc đi vệ sinh không dễ. Nhất định chúng đã gặp vấn đề trong sinh hoạt. Khi chó bị bệnh thì phải kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống của chúng. Nếu không có thể dẫn đến những bệnh tật nghiêm trọng về đường tiêu hóa. Tạo thành cản trở đi đại tiện sẽ càng rắc rối hơn.

Khi chó bị bệnh táo bón thì cho chúng uống thuốc pha với nước ấm. Cho chó con 1 tháng tuổi uống ¼ cốc. Chó 2 tháng tuổi uống ½ cốc. Cho ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa, rau và sữa chua. Có thể cho thêm vào một thìa dầu ăn vào cùng.

Tiêu chảy

Còn chó bị tiêu chảy đơn giản có thể là do ăn uống quá nhiều khiến khó tiêu hóa. Cũng có thể là do thức ăn bị ôi thiu, thành phần thức ăn có quá nhiều mỡ. Ruột của chó con còn mỏng do vậy thức ăn trên là nguyên nhân khiến chó bị đi ngoài. Trong trường hợp này bạn cho chó ăn theo chế độ. Cụ thể cho ăn phomat tươi, uống nước hoặc cho uống sữa chua đặc tươi, sữa chua. Không nên cho uống sữa tươi vì sữa tươi càng làm cho bệnh nặng thêm. Nhưng nếu là ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc những bệnh truyền nhiễm khác dẫn đến. Thì không còn đơn giản nữa, vì thế, không thể coi nhẹ việc chó bị tiêu chảy.

Nếu như chó bị bệnh tiêu chảy thì bạn nên chuyển sang phương pháp cho ăn khác. Trong vòng một ngày không cần cho chó ăn gì ngoài một ít táo loại nhỏ. Cứ sau 2 giờ lại cho chúng ăn một lần. Đến đêm cún cưng sẽ bị đói. Lúc này lại cho ăn táo mà không cho uống nước vì nếu cứ uống nước bệnh sẽ khó thuyên giảm.

Nếu như theo cách chữa này chỉ sau một ngày thú cưng của bạn sẽ khỏi. Vì trong táo chua có chứa axit có tác dụng chữa bệnh đi ngoài. Ngày hôm sau bạn lại cho chúng ăn. Cứ 2 giờ cho ăn khoảng 1 thìa to thịt lợn nạc sống băm. Hãy cố gắng cho chúng ăn, ngoài ra không phải cho ăn gì hết.

Nếu như chúng không đi ngoài nữa bạn có thể cho cún uống một ít nước lọc. Phương pháp chó bị bệnh này rất có hiệu nghiệm. Vì táo chua nghiền nhỏ sẽ làm chết vi khuẩn có hại trong dạ dày và đường ruột. Còn thịt nạc sống thì lại làm hồi phục lại những chỗ bị ảnh hưởng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra bởi ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Triêu trứng phổ biến đó là cún thường rên rỉ trước và sau khi đi tiểu. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là cho cún uống nước sạch đầy đủ hàng ngày. Nếu cún của bạn lười uống nước, bạn có thể sử dụng bình nước treo để cho cún ngậm. Đây là dụng cụ tăng cường sự hấp dẫn đối với việc uống nước giúp cún vừa uống nước vừa được ngậm chơi. Nếu bạn có việc phải đi xa nhiều ngày, có thể sử dụng bình nước lớn kèm bát ăn để trữ được nhiều nước hơn.

Nếu chó không dễ đi tiểu, nhỏ giọt, hoặc có máu đỏ, ít nước tiểu, nhiều nước tiểu, không có nước tiểu đều là tình huống khác thường. Khi chó bị bệnh nhiễm trùng tiết niệu, hãy đưa cún đến cơ sở thú y để được điều trị. Việc điều trị tại nhà cho căn bệnh này thường không đem lại hiệu quả.

Ngứa gãi

Dị ứng hoặc bị bệnh về da, vấn đề phần tai. Đều sẽ dẫn đến việc chó dùng chân gãi, triệu chứng ngứa… Bệnh về da là một trong các bệnh thường gặp ở chó gây nhiều rắc rối cho cả chủ và thú cưng. Theo các bác sĩ thú y, có đến hơn 160 loại bệnh về rối loạn da khác nhau mà chó có thể mắc phải. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm gãi, nhai và liếm da, da có thể bị viêm, đỏ, bong, có vảy. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh về da. Nhưng theo thống kê thì nguyên nhân phổ biến nhất đến từ dị ứng và ký sinh trùng.

Cách phòng tránh bệnh về da đơn giản nhất là sử dụng các loại dầu tắm, sữa tắm phù hợp. Việc này sẽ giúp cho cún phòng tránh được các bệnh về da ngay từ đầu. Bởi ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về da ở cún.

Nếu chó bị bệnh về da, các bạn có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ để bôi trị viêm da cho cún. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán hóa nghiệm.

Nhiễm trùng tai, viêm tai

Nhiễm trùng tai là bệnh phổ biến thứ 2 ở chó mèo. Dấu hiệu điển hình là cún cào tai và lắc đầu liên tục, nhiễm trùng tai gây ngứa và đau cho cún. Bệnh thường gặp ở chó Poodle, và các giống chó tai cụp. Cách phòng tránh nhiễm trùng tai cho cún là kiểm tra tai cún thường xuyên để phát hiện sớm. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng tai không phải là một vấn đề lớn.

Bạn có thể sử dụng một khăn mềm hoặc gạc sạch và mua một lọ dung dịch làm sạch tai để vệ sinh tai cho cún. Không sử dụng các loại khăn dễ vụn khi dính ẩm có thể rơi vào tai cún. Bạn cũng không được sử dụng rượu để sát trùng vì có thể gây kích ứng da.

Giun, sán

Ký sinh trùng bên trong cơ thể cún là vấn đề sức khỏe phổ biến, cũng như đối với con người. Các ký sinh trùng có thể là giun móc ở chó, giun tròn ở chó… Các triệu trứng phổ biến do ký sinh trùng bên trong gây ra là ho, tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, có giun trong phân. Cách phòng tránh tốt nhất là giữ vệ sinh khu vực sống của cún.

Để phòng bệnh giun sán nên cho chó ăn tỏi 3 lần/tuần. Bí đỏ nấu với kiều mạch cũng là một phương thuốc trị giun sán. Thực hiện tẩy giun cho chó để loại bỏ giun sán trung bình 2 lần/năm. Có nhiều loại thuốc trên thị trường để tẩy giun cho chó mèo, nếu chưa sử dụng bao giờ, bạn có thể nhờ tư vấn từ bác sĩ thú y.

Ve rận, bọ chét

Ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét, ve, rận và một số côn trùng khác. Nói chung nếu cún chơi ở ngoài trời nhiều thì việc tránh bọ chét, bọ ve là không thể. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm phòng ngừa bọ chét, bọ ve cho cún. Đồng thời tắm bằng sữa tắm có chứa thành phần kháng khuẩn.

Béo phì

Chủ nhân của cún thường thích chó mèo mũm mĩm dễ thương. Nhưng với cún việc béo phì kéo theo rất nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim…  Nói chung, bạn nên giữ cho cún một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cún không bị béo phì. Bạn nên cho cún ăn đúng bữa, với lượng thức ăn theo đúng tuổi của cún. Tránh việc đổ đầy thức ăn cho cún thích ăn lúc nào thì ăn.

Răng miệng

Các vấn đề về nha khoa mà cún có thể gặp phải là răng lỏng lẻo, răng bị gãy, viêm nướu. Các bệnh về răng miệng có thể gây đau đớn cho cún nếu không điều trị kịp thời. Cách phòng tránh chó bị bệnh về răng miệng là vệ sinh răng miệng hàng ngày cho chúng.

Viêm cơ khớp

Viêm khớp thường gặp ở những chú chó già. Viêm khớp ở chó làm giảm hoạt động, tăng cân và ngại nô đùa. Việc phòng tránh bệnh viêm khớp ở chó già là không dễ dàng. Bởi già đi, xương khớp lão hóa là việc thuận theo tự nhiên. Cách duy nhất bạn có thể làm là làm chậm quá trình lão hóa lại. Tránh để chú chó già của bạn chạy nhảy từ nơi quá cao. Sử dụng các thức ăn phù hợp có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa ở chó.

Ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ thú y

Khi chó bị bệnh đừng tự ý giải quyết cũng như tự quyết định chế độ và phương pháp cho ăn. Hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ thú y. Đặc biệt là các bệnh về đường ruột, Care, Parvo, phù chân, dại, thần kinh, bỏ ăn… Trong thời gian chúng bị bệnh, nên làm ấm đồ ăn ở nhiệt độ vừa phải để chó mèo ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Tốt nhất là khoảng 40℃. Khi chạm tay vào đồ ăn thấy ấm ấm là được.

Nói chung, khi thú cưng có những dấu hiệu bệnh như mệt mỏi, kém ăn, đại tiểu tiện không bình thường, bạn phải đưa chúng đến các cơ sở thú y để khám và điều trị kịp thời. Tránh việc chúng bị mắc bệnh nặng hơn. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Chăm sóc cho một chú cún là việc không hề dễ dàng và đòi hỏi thời gian, công sức của người chủ. Tuy vậy, để phòng tránh bệnh tật cho cún bạn nên để ý đến cún nhiều nhất có thể. Bởi chúng là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta bạn nhé!

4/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *