Các biện pháp xử lý khẩn cấp khi chó khó đẻ

Các biện pháp xử lý khẩn cấp khi chó khó đẻ

Chó khó đẻ luôn là tình trạng khiến nhiều người nuôi cún đau đầu. Khi nuôi chó sinh sản thì việc phát hiện động dục, phối giống chó và chăm sóc trong suốt quá trình mang thai là rất quan trọng. Trong đó việc xác định thời điểm sinh là điều tối cần thiết để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Phần lớn chó sẽ tự đẻ nhưng hiện tượng chó khó đẻ xảy ra ngày càng nhiều. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho cả chó mẹ và con.

Nếu thời gian co thắt tử cung kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ. Cho thấy rằng cơ thể chó cái xuất hiện tình trạng bất thường. Nếu tử cung co thắt yếu (do cơ thể mệt mỏi, lượng đường và lượng canxi trong máu thấp gây nên…). Những trường hợp như chó khó đẻ như thế này phải cần đến sự hỗ trợ của thuốc kích đẻ và phẫu thuật.

Các câu hỏi thường gặp

Chó vỡ ối bao lâu thì đẻ? Tiêm thuốc kích đẻ cho chó? Chó đẻ trong thời gian bao lâu? Chó cào ổ bao lâu thì đẻ? Dấu hiệu chó sắp đẻ? Cách đỡ đẻ cho chó? Biểu hiện chó sắp đẻ?

Nguyên nhân gây nên hiện tượng chó khó đẻ

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Trong quá trình mang thai thường là chú chó nhà bạn tâm trạng sẽ bồn chồn, cào cào vào tổ, đệm, biếng ăn. Nếu ăn chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ, nôn nhẹ trước khi sinh. Nhiệt độ cơ thể giảm, rặn liên tục, vỡ ối nhưng thai vẫn kẹt ở âm đạo/khung chậu. Đã đến ngày đẻ nhưng mãi không thấy sinh, có dịch nước ối chảy ra từ cửa mình của chó mẹ, có hiện tượng đau đớn. Chó khó đẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra như:

Do giống chó

Không chỉ có giống Chihuahua mà phần lớn các giống chó nhỏ con như Phốc sóc, Yorkshire Terrier… Những giống này có kết cấu xương chậu hẹp thường hay khó đẻ, thường phải mổ vì thai không thể lọt qua cửa khung xương chậu. Thậm chí giống to hơn như chó Bull…cũng phải mổ đẻ, tỷ lệ mổ có thể trên 70% vì giống này có cấu tạo hộp sọ ở chó con rất lớn nên thường khó sinh.

Do chó sinh nở ở độ tuổi quá già

Trung bình chó trên 4 tuổi mới đẻ lần đầu hoặc với các chú chó đã quá già sẽ dẫn đến tình trạng khung xương chậu không còn sụn. Dẫn đến sức đàn hồi kém cũng dẫn đến tình trạng khó đẻ ở chó.

Do bệnh tật

Tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, cơ thể bị phù, viêm tử cung, rong kinh sau khi phối, hoặc lộn tử cung khi phối giống, bệnh gen: lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị.

Do tâm lý chó mẹ lúc đẻ

Tâm thần hoảng loạn, sợ hãi gây xuất huyết chảy máu đường sinh dục, vỡ ối trước, thai chết ngạt không ra được gây “tắc nghẽn” cho các thai sau. Người chủ quá âu yếm, thương xót, vuốt ve nhiều làm “giảm tâm lý đau đẻ” cũng gây đẻ khó hoặc đẻ lâu.

Do chăm sóc không hợp lý

Chó mẹ ăn quá thừa chất, khi mang thai lại ít vận động, thai to, mẹ ì ạch, trì trệ sẽ rất khó đẻ. Do chuyển đổi chủ mới, chỗ ở mới trước khi cho sinh đẻ.

Khắc phục hiện tượng chó khó đẻ

Có thể xử lý việc chó khó đẻ bằng cách can thiệp bằng thuốc Oxytocin đối với các trường hợp xương chậu đã giãn nở. Có thể tống thai ra bằng đường âm đạo. Thai nằm ở tư thế bình thường, hay cún cưng đã đẻ được một con, chó mẹ còn khỏe mạnh. Oxytocin sẽ kích thích tử cung co bóp. Nhưng chỉ được sử dụng khi đã kiểm tra kỹ lưỡng. Vì đôi khi nó có thể đẫn dến vỡ tử cung, chó con bị ngạt.

Nếu sau khi trợ giúp bằng oxytocin mà chó vẫn tiếp tục không sinh được sau 30 phút rặn. Thì phải can thiệp bằng phương pháp mổ.

Phòng tránh tình trạng chó khó đẻ

Nên cho chó mẹ có một chế độ hoạt động và ăn uống phù hợp khi đang mang thai. Hạn chế tối đa việc cho sinh nở đối với các chú chó có tiền sử khó đẻ. Không bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thai quá to. Chọn giống chó để phối một cách hợp lý…

Chó mẹ thường sinh vào nửa đêm hoặc sáng sớm. Thời điểm này không thuận lợi để đưa đến bác sĩ thú y. Bạn có thể để chúng di chuyển chậm rãi, mát sa nhẹ nhàng phần bụng của chúng. Đồng thời cho ăn một chút ít đồ ăn dinh dưỡng, để giúp chúng dễ sinh hơn.

4.6/5 - (49 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

16 bình luận “Các biện pháp xử lý khẩn cấp khi chó khó đẻ

  1. Trần Tuyến

    Cún nhà mình đc 4 tuổi rưỡi đang mang bầu lứa đầu tiên. Vậy em muốn hỏi có sợ nó khó đẻ không. Bầu bí được hơn tháng mà không thấy hoa của nó to lên liệu có khó đẻ không ah?

    • Khi chó mang thai, đặc biệt là lần đầu, có một số yếu tố cần được xem xét để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và các chú chó con sắp chào đời. Đây là một số điểm cần lưu ý:

      – Độ Tuổi của Chó Mẹ: Ở tuổi 4,5, chó mẹ thường có sức khỏe tốt để mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, mỗi chú chó là một cá thể riêng biệt và phản ứng khác nhau trong quá trình mang thai và sinh nở.

      – Kích Thước Bộ Phận Sinh Dục: Sự thay đổi kích thước của bộ phận sinh dục không nhất thiết là chỉ số duy nhất để đánh giá khả năng sinh nở của chó. Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình này.

      – Dấu Hiệu Khác: Quan sát những dấu hiệu khác như sự thay đổi về kích thước bụng, cũng như hành vi và sức khỏe tổng thể của chó. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, bạn nên đưa chó đến thăm bác sĩ thú y.

      – Thăm Khám Định Kỳ: Đưa chó mẹ đến bác sĩ thú y để theo dõi sức khỏe và tiến trình mang thai là rất quan trọng. Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm hoặc xét nghiệm khác để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

      – Chuẩn Bị Cho Quá Trình Sinh Nở: Tìm hiểu và chuẩn bị cho quá trình sinh nở, bao gồm việc thiết lập một khu vực yên tĩnh và thoải mái cho chó mẹ sinh và chăm sóc cho các chú chó con.

      – Sẵn Sàng Can Thiệp: Trong trường hợp có vấn đề xảy ra trong quá trình sinh nở, bạn cần sẵn sàng liên hệ với bác sĩ thú y để nhận sự trợ giúp kịp thời.

      Nhìn chung, mặc dù có rủi ro nào đó liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở, nhưng nếu chó mẹ khỏe mạnh và được chăm sóc tốt, cô ấy có khả năng sinh nở mà không gặp quá nhiều khó khăn.

  2. Huỳnh Bảo Duy

    Cho em hỏi chó Poodle có khó đẻ không ạ? Tại chó của em đang mang bầu, sợ bị khó đẻ ạ, em cảm ơn!

    • Chó Poodle, giống nhiều giống chó khác, có thể gặp khó khăn trong quá trình sinh sản. Một số nguyên nhân gây khó đẻ cho chó Poodle bao gồm:

      Kích thước của chó con: Nếu chó mẹ Poodle lai với một giống chó lớn hơn, chó con có thể lớn hơn kích thước hợp lý để chó mẹ sinh ra mà không gặp khó khăn.

      Tư duy của chó mẹ: Những con chó không dày dạn trong việc sinh sản hoặc là lần đầu tiên sinh sản có thể cảm thấy lo lắng hoặc bất an, dẫn đến khó khăn trong quá trình sinh sản.

      Vị trí của chó con: Chó con nằm không đúng vị trí hoặc bị xoắn trong dạ con có thể gây khó khăn cho việc đẻ.

      Yếu tố sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe của chó mẹ như béo phì, tuổi cao, hoặc các vấn đề y tế trước đó có thể làm tăng nguy cơ khó đẻ.

      Số lượng chó con: Một lứa chó con lớn có thể tạo ra nhiều áp lực cho chó mẹ và làm tăng nguy cơ khó đẻ.

      Để giảm thiểu nguy cơ khó đẻ cho chó Poodle của bạn, bạn nên:

      Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y: Trước và trong suốt quá trình mang thai, bạn nên thường xuyên đưa chó đến thăm bác sĩ thú y để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của chó con.

      Chuẩn bị cho việc đẻ: Đảm bảo bạn đã tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoáng mát cho chó mẹ.

      Giữ cho chó mẹ khỏe mạnh: Đảm bảo chó mẹ ăn đủ và đạt độ tập thể dục cần thiết.

      Nếu bạn nghi ngờ chó của mình đang gặp khó khăn trong quá trình đẻ hoặc có dấu hiệu bất thường (như chó mẹ cố đẻ trong một thời gian dài mà không có chó con nào ra ngoài), bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.

  3. Chó nhà em nước ói có màu nâu và có mùi, đẻ ra con đầu tiên chết lưu, bụng nó vẫn to mà mấy tiếng rồi vẫn chưa đẻ tiếp. Chỗ em không có cơ sở thú y thì e phải làm gì đây ạ?

    • Xin chào, chó đẻ con mà bị chết lưu có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả chó mẹ và chó con, như:
      – Nhiễm trùng máu (septicemia): Khi xác của chó con bị phân hủy trong bụng mẹ, có thể gây ra viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập vào máu của chó mẹ. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể gây sốc và tử vong cho chó mẹ.
      – Viêm tử cung (metritis): Khi xác của chó con bị ứ lại trong tử cung của chó mẹ, có thể gây ra viêm nhiễm và sưng tấy ở tử cung. Đây là tình trạng đau đớn, có thể gây ra sốt, sút cân, tiêu chảy, ói mửa và sữa không xuống cho chó mẹ.
      – Rối loạn nội tiết (endocrine disorder): Khi xác của chó con bị ứ lại trong bụng mẹ, có thể gây ra rối loạn nội tiết do sự giảm sản xuất hoặc tăng sản xuất của các hormone. Đây là tình trạng ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý và tâm lý của chó mẹ.

      Khi phát hiện ra dấu hiệu thai chết lưu ở chó, bạn cần làm những việc sau:
      – Đưa chó mẹ đến cơ sở thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bác sĩ thú y có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm, xét nghiệm máu, chụp X-quang, nội soi… để chẩn đoán và xác định vị trí của chó con chết lưu.
      – Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó mẹ và quan sát các biểu hiện bất thường như sốt, sút cân, tiêu chảy, ói mửa, chảy máu, chảy dịch màu nâu có mùi hôi…. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng.
      – Cho chó mẹ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Bạn cũng nên cho chó mẹ uống nhiều nước để giúp chúng thanh lọc cơ thể và hạn chế bị mất nước do ói mửa hoặc tiêu chảy.
      – Vệ sinh miệng cho chó mẹ thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm. Bạn cũng nên vệ sinh vùng sinh dục của chó mẹ bằng nước ấm và khăn sạch để loại bỏ các dịch tiết hoặc máu bám lại.

  4. Xin lỗi đã làm phiền nhưng chó nhà em đẻ con thứ nhất và thứ hai thì khỏe mạnh nhưng đến con thứ 3 thì chết. Nhưng vẫn thấy cho rặn đẻ nhưng một lúc sau thì không rặn nữa thì chó có đẻ nữa không ạ và đẻ nữa thì có khả năng bị như con thứ 3 không ạ?

  5. Chó nhà em đủ ngày đẻ và rặn ra được cái bọc ối mới chỉ thấy nước chưa thấy chó con và nó không rặn tiếp nữa, cũng phải hai tiếng rồi giờ phải làm sao ạ?

  6. Bé chó nhà em đẻ đứa đầu tiên nhưng sau 2 giờ vẫn chưa ra được đứa thứ hai thì có vấn đề gì không ạ?

    • Chào bạn, bạn cần phải liên hệ bác sĩ thú y để tiêm thuốc kích đẻ ngay nhé. Nếu đã siêu âm trước đó thì cần phải xác định chó mẹ có bao nhiêu con để tránh lưu thai quá lâu khiến cho chó con bị chết ngạt.

  7. Chó nhà em đẻ lứa đầu tiên. Sau khi sinh 1 bé và ra 1 cái nhau thì không thấy đẻ nữa. Nhưng 2 hôm nay thấy bụng em vẫn cộm và hơi to. Ngày thứ nhất sau đẻ thì em ăn khoẻ như bình thường. Đến ngày thứ 2 thì em chán ăn. Liệu nó có bị sót thai trong bụng hay không ạ? Em cảm ơn!

    • Chào bạn, nếu bụng vẫn còn căng và cộm thì cũng có thể bé nhà mình chưa đẻ ra hết hoặc có thai lưu. Bạn cần mua thuốc kích đẻ hoặc nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y. Nếu sau 1 ngày mà không đẻ trong khi vẫn còn thai lưu thì rất nguy hiểm, cần phải xử lý càng sớm càng tốt!

    • Chào bạn, nếu bé đầu đã ngạt ối, thì bạn phải tìm mọi cách hoặc tiêm kích đẻ để cho các bé sau ra ngoài càng sớm càng tốt nhé. Một số kinh nghiệm xử lý ngạt ối như: bạn cầm chặt cún con vẩy mạnh để hắt nước trong mồm và mũi ra. Hoặc sử dụng miệng để mút phần miệng và mũi chó con để thông tắc ngạt.

  8. Bs cho em hỏi: chó nhà em mang thai đã hơn 70 ngày nhưng không đẻ. Bầu sữa sa căng có sữa trắng vào những ngày thứ 57 trở đi rồi lại teo vào thời điểm hiện tại (ngày thứ 70 trở đi) bụng vẫn to. Tôi biết chó con đã không ổn nhưng làm cách nào để loại bỏ chó con trong bụng ngoài việc mổ không ạ? Xin cảm ơn ạ?

    • Chào bạn, trung bình 1 chú chó mang thai đến 60 ngày là phải có dấu hiệu đẻ rồi. Nếu đã đến 70 ngày mà vẫn chưa đẻ thì khả năng thai lưu rất cao. Nếu không đưa cún đi mổ thì còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chó mẹ nữa. Điều cần làm ngay bây giờ là cần đưa chó mẹ đi siêu âm tim thai và xử lý mổ ngay nếu thai lưu bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *