13 triệu chứng chó bị suy thận và cách chữa trị

13 triệu chứng chó bị suy thận và cách chữa trị

Chó bị suy thận là một trong số những bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó lớn tuổi. Cũng giống như ở con người trong khi đó thận ở chó cũng là một cơ quan hết sức quan trọng. Tuy nhiên nhiều người nuôi còn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh này. Thông thường chó cảnh sẽ bị mắc 1 trong 2 dạng bệnh suy thận. Bài viết này, Pet Mart sẽ tổng hợp những nguyên nhân và cách xử lý khi chó bị mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh suy thận ở chó

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị suy thận. Có thể kể ra một số nguyên nhân như sau:

  1. Chó già có tuổi tác cao và quá trình lão hoá
  2. Virus, vi nấm hoặc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng/ trùng xoắn móc câu
  3. Ung thư/ tình trạng viêm
  4. Chấn thương
  5. Phản ứng với các chất độc từ thức ăn hoặc thuốc
  6. Rối loạn chắc năng do bẩm sinh và di truyền
  7. Tắc nghẽn đường tiết niệu
  8. Vỡ bàng quang hay niệu đạo
  9. Suy tim sung huyết gây huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu đến thận

Một số loại thuốc có thể gây độc cho thận

  • Acetaminophen (thuốc giảm đau)
  • Amphotericin B (kháng nấm)
  • Kanamycin (kháng sinh)
  • Neomycin (kháng sinh)
  • Polymyxin B (kháng sinh)
  • Cisplatin (một loại thuốc ung thư)
  • Penicillamine (điều hòa miễn dịch)
  • Cyclosporine (ức chế miễn dịch)
  • Amikacin (kháng sinh)…

Các dạng bệnh suy thận ở chó

Khi thận gặp vấn đề, các chức năng của thận sẽ bị gián đoạn. Độc tố sẽ tích tụ trong máu và chó sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm. Có 2 dạng bệnh chó bị suy thận:

  1. Suy thận cấp tính ở chó: là sự suy giảm đột ngột các chức năng ở thận. Bệnh nặng kéo dài, phá hoại hoạt động của nhiều hệ thống, và thường dẫn đến cái chết của vật nuôi.
  2. Suy thận mãn tính ở chó: xuất hiện và phát triển trong một khoảng thời gian dài với các triệu chứng khó xác định. Bệnh có xu hướng phát triển chậm và ảnh hưởng đến hầu hết những con chó lớn tuổi.

Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào dòng máu và vào nhiều cơ quan. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho tim, gan và thận.

Triệu chứng khi chó bị suy thận

Chó bị suy thận thường sẽ không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cho đến khi 75% mô thận bị phá hủy. Vì vậy, mặc dù chó vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhưng những tổn thương trong cơ thể đã tồn tại từ trước. Một số dấu hiệu của bệnh có thể kể đến gồm:

  1. Lượng nước tiêu thụ có sự thay đổi lớn bất thường. Giảm số lần đi tiểu nhưng lượng nước tiểu lại tăng. Chó hay khát nước và uống nhiều nước do mất nước.
  2. Trầm cảm và bơ phờ, chán ăn do cảm giác ngon miệng giảm
  3. Hơi thở có mùi khó chịu do các chất độc hại tích tụ trong máu.
  4. Ói mửa và giảm cân
  5. Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  6. Chó bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra.
  7. Niêm mạc nhợt nhạt (ví dụ lợi, khoang miệng) do giảm sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu
  8. Loét trong miệng, phổ biến nhất trên lưỡi, lợi, hoặc bên trong má.
  9. Sưng ở chân do sự tích tụ của chất lỏng (phù nề dưới da)
  10. Bụng to do tích tụ dịch (cổ trướng)
  11. Huyết áp cao.
  12. Thay đổi ở võng mạc do cao huyết áp.
  13. Ở giai đoạn cuối chó bị suy thận, chó rơi vào tình trạng hôn mê.

Chẩn đoán bệnh suy thận ở chó qua xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu dựa trên bảng điều khiển hóa học được thực hiện trên một mẫu máu. Kiểm tra chó bị suy thận thường được sử dụng trong một bảng điều khiển hóa học để xác định bệnh gồm:

  • Kiểm tra urea nitrogen (Serum urea nitrogen) trong máu: BUN là tên viết tắt của nitro ure trong máu. Các protein được tiêu thụ trong chế độ ăn uống được gọi là các phân tử lớn. Chúng sẽ bị chia nhỏ và được cơ thể hấp thụ. Số thừa còn lại sẽ không được hấp thụ và bị bài tiết qua thận đó chính là một hợp chất urê và nitơ. Nhưng nếu thận gặp các vấn đề trục trặc và không thể lọc hết các chất thải trên. Chúng sẽ tích tụ lại trong máu. Vì vậy việc sử dụng bảng điều khiển hoá học có thể xác định và tìm ra các chất này, từ đó nhận biết được bệnh.
  • Kiểm tra chất Creatinin: Bằng cách kiểm tra chất Creatinine mà ta có thể đo được tốc độ lọc của thận. Thận là cơ quan duy nhất có thể bài tiết chất này. Do đó việc phát hiện sự tồn tại của chất này cao hơn so với mức bình thường chính là một dấu hiệu để chẩn đoán chức năng của thận bị suy giảm hoặc yếu đi.
  • Sử dụng công thức máu (CBC): để kiểm tra bệnh thiếu máu và dấu hiệu của nhiễm trùng. Thiếu máu trong suy thận là phổ biến và là kết quả của sự sụt giảm chất erythropoietin.
  • Ngoài ra kiểm tra mức Phốt pho trong cơ thể: bằng phương pháp này cũng có thể được sử dụng.

Chẩn đoán bệnh suy thận ở chó qua phân tích nước tiểu

Bộ kiểm tra chó bị suy thận que thăm – Urinalysis (thử nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu). Phương pháp này nhằm kiểm tra:

  • Trọng lượng riêng của nước tiểu: Xét nghiệm này là một thước đo tỷ trọng của nước tiểu, thường thì tỷ trọng bình thường thường là > 1.025, trong khi động vật bị bệnh thận thường là từ 1,008 -1,015. Lưu ý: Phương pháp này không đủ để chẩn đoán chính xác về bệnh thận mà chỉ thường được áp dụng như một phương pháp chẩn đoán kèm theo mà thôi.
  • Kiểm tra Protein: Trong một số trương hợp bệnh thân, một lượng lớn protein bị mất trong nước tiểu.
  • Trầm tích: Nước tiểu có thể được ly tâm để các hạt lớn hơn có thể được tách ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sự hiện diện của tế bào hồng cầu hoặc các tế bào bạch cầu trong nước tiểu có thể giúp phát hiện ra tình trạng bệnh.

Chẩn đoán chó bị suy thận bằng hình ảnh

  • Chụp X quang: chụp X-quang được thực hiện để xác định kích thước và hình dạng của thận. Thận nhỏ thường gặp hơn ở bệnh thận mãn tính trong khi thận lớn thường là do tình trạng cấp tính hoặc ung thư.
  • Siêu âm: Siêu âm sẽ cho thấy sự thay đổi mật độ của thận. Quá trình siêu âm có thể giúp xác định nguyên nhân của bệnh thận trong một số trường hợp.

Việc chẩn đoán bệnh chính xác sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được sớm và hiệu quả. Giúp phân biệt và tránh nhầm lẫn với các bệnh khác như: gan, các bệnh về tụy, rối loạn đường tiết niệu không liên quan đến thận.

Điều trị bệnh suy thận ở chó

  1. Đối với chó bị suy thận cấp tính ở mức độ nhẹ và được hỗ trợ tốt về y tế, khả năng phục hồi là điều có thể. Nhưng thường là chức năng thận của chó sẽ trở nên giảm sút hơn.
  2. Đối với chó bị suy thận mãn tính, việc chữa trị là rất khó khăn và rất khó có thể phục hồi. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị các triệu chứng kết hợp với phương pháp hỗ trợ. Việc điều trị chỉ có thể giúp cho chó sống thêm được từ vài tháng đến vài năm.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh chó bị suy thận là cấp tính hay mãn tính mà các bác sỹ thú y sẽ có các cách điều trị khác nhau. Chó sẽ được truyền dịch để khôi phục lượng nước đã mất (thường trong khoảng 2-10 giờ).

Nếu lượng nước tiểu thải ra vẫn chưa đạt mức bình thường, thuốc furosemide hoặc mannitol sẽ được sử dụng để hỗ trợ chức năng của thận. Bên cạnh đó, các chất điện giải như natri, kali và một số chất điện giải khác… cũng được theo dõi và duy trì ở mức bình thường cho chó. Việc bù nước cho chó cũng có tác dụng trong việc khuyến khích chúng thèm ăn hơn. Từ đó cải thiện chất dinh dưỡng và cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Các phương pháp điều trị khác

  1. Điều trị ói mửa: Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày và sử dụng thuốc cimetidin/ chlorpromazine. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
  2. Chạy thận nhân tạo/ Lọc máu: Phương pháp này cần được áp dụng tại các cơ sở y tế thú y hiện đại và đầy đủ trang thiết bị.
  3. Ghép thận: đây được coi như là phương pháp cuối cùng cần được thực hiện. Phương pháp này đòi hỏi kĩ thuật cao và nhiều tốn kém, cũng như với người.

Việc sử dụng thuốc cũng được áp dụng để ngăn chặn sự thải ghép. Các loại thuốc này là khá tốn kém và phải được hiệu chỉnh một cách cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ. Tất cả những phương pháp điều trị phải có sự chỉ định của bác sĩ thú y. Không được tự chữa ở nhà nếu bạn không có kinh nghiệm.

Chế độ ăn uống cho chó bị suy thận

Chó bị suy thận cần một chế độ ăn ít về số lượng nhưng đảm bảo về chất lượng. Chế độ ăn uống giàu protein có thể giúp cải thiện tình trạng thận của chó. Để tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ một ngày. Kết hợp với phô mai, sữa chua hoặc rau băm nhỏ. Hoặc để thêm một loại thuốc kích thích sự thèm ăn, thuốc kiểm soát nôn. Hâm nóng thức ăn cũng có thể làm tăng tính ngon miệng.

Kiểm tra cân nặng của chó mỗi tuần để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết. Đồng thời kiểm soát được tình trạng mất nước. Bên cạnh đó cần bổ sung canxi, theo dõi hàm lượng muối và nồng độ cali để điều chỉnh cho hợp lý.

Hạn chế muối trong thức ăn của chó. Điều này giúp ngăn ngừa phù nề, cổ trướng, và cao huyết áp. Bổ sung vitamin B và C cho chó. Vitamin A và D không nên cung cấp quá nhiều, chỉ cần ở mức yêu cầu tối thiểu là được. Tránh ảnh hưởng không tốt tới tình trạng của bệnh.

Bổ sung acid béo omega-3 đồng thời giảm lượng phốt pho cung cấp cho cơ thể. Điều này giúp kìm hãm được sự tiến triển của bệnh khi chó bị suy thận.

Phòng tránh bệnh suy thận ở chó

  • Đảm bảo chắc chắn chó của bạn không ăn/uống phải các chất nguy hiểm.
  • Giám sát chặt chẽ việc ăn uống/ ra ngoài của chó.
  • Không cho chó uống thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Đảm bảo cho chó được sử dụng nước sạch.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp duy trì một cách tổng thể sức khỏe cho chó.
  • Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp.
3.9/5 - (9 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

14 bình luận “13 triệu chứng chó bị suy thận và cách chữa trị

  1. Nguyễn Hương Thảo

    Chó nhà mình từng bị pravo đã trị khỏi, và do bất cẩn chó nhà mình ăn nuốt phải hạt đào, nó có tự nôn được ra không bạn, hay phải nhờ bác sĩ thú y can thiệp?

    • Xin chào, hạt đào chứa một hợp chất có thể chuyển thành cyanide (khiến chó bị ngộ độc) khi tiêu hóa. Tùy thuộc vào số lượng và kích thước của hạt đào mà chó ăn, có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe của chó. Triệu chứng ngộ độc từ hạt đào có thể bao gồm: Khó thở, Nôn mửa, Giảm khả năng tiếp nhận oxy (chó có thể trở nên xanh xao), Suy tim, Co giật.

      Nếu chó của bạn chỉ ăn một vài hạt và nó là một giống chó lớn, nguy cơ ngộ độc có thể không cao. Tuy nhiên, nếu là một giống chó nhỏ hoặc đã ăn nhiều hạt, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn. Đối với vấn đề nôn mửa: Có khả năng chó sẽ tự nôn mửa để loại bỏ hạt ra khỏi dạ dày, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

      Bạn nên làm gì:
      Liên hệ ngay với bác sĩ thú y hoặc trung tâm kiểm soát độc tố gần nhất.
      Không nên tự ý kích thích chó nôn mửa mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
      Theo dõi chó và tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
      Nhớ rằng sự an toàn và sức khỏe của chó luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của chó, hãy đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.

    • Cho chó ăn thức ăn khô không ảnh hưởng đến gan và thận của chúng nếu được cho ăn đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng. Thức ăn khô cho chó được thiết kế để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chó, bao gồm cả protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu cho chó ăn quá nhiều thức ăn khô hoặc nếu loại thức ăn khô không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chó, chúng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe, bao gồm vấn đề về gan và thận. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng một số loại thức ăn khô cho chó có chứa các thành phần có thể gây dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa cho chó. Do đó, cần lựa chọn thức ăn khô cho chó chất lượng tốt, được sản xuất bởi các nhà sản xuất uy tín và đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng cơ bản của chó.

      Tóm lại, việc cho chó ăn thức ăn khô không ảnh hưởng đến gan và thận của chúng, miễn là bạn đảm bảo rằng chúng được cho ăn đúng lượng và đầy đủ dinh dưỡng. Bạn cần chọn các loại thức ăn khô cho chó chất lượng tốt và nên tư vấn với bác sĩ thú y để lựa chọn thức ăn phù hợp với chó của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại thức ăn hạt cho chó tốt mà Pet Mart đang phân phối.

  2. Cún của mình gãi rất nhiều nhưng không thấy biểu hiện viêm da, không có rận bọ. Xin tư vấn của Petmart với? Cám ơn nhiều!

    • Chào bạn, việc chó gãi nhiều không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy chó bị suy thận. Tuy nhiên, sự thay đổi về hành vi của chó, bao gồm việc chó gãi nhiều hơn bình thường, có thể là một trong các triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm suy thận.

      Suy thận ở chó là một bệnh lý phổ biến ở chó già và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm khát nước tăng, tiểu nhiều hơn bình thường, mất cân nặng, mệt mỏi, mất năng lượng, và thậm chí là nôn mửa. Việc chó gãi nhiều có thể liên quan đến một số bệnh lý khác như viêm da, nấm da hoặc dị ứng.

      Nếu bạn cho rằng chó của bạn có các triệu chứng liên quan đến suy thận hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, tốt nhất là bạn nên đưa chó đến thăm bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  3. Cao Phượng

    Chó nhà tôi nuôi được 12 năm, đang có triệu chứng y như thế, tôi có thể đưa chó đến chỗ phòng khám để chữa bệnh không?

    • Chào bạn, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của chó của bạn, suy thận có thể được chữa hoặc điều trị để giúp giảm simptom và cải thiện chất lượng cuộc đời của chó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, suy thận có thể không hoàn toàn điều trị được và chỉ có thể giúp giảm simptom và đề cao chất lượng cuộc đời của chó.

      Để biết chính xác, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của một chuyên gia về thú y hoặc bác sĩ thú y. Họ sẽ có thể thực hiện các chẩn đoán và đánh giá tình trạng cụ thể của chó và cung cấp cho bạn những khuyến nghị về việc điều trị tốt nhất cho chó của bạn.

  4. Chó có biểu hiện rụng lông không ăn, nhưng khi đói thì ăn, có thể tự chữa bệnh tại nhà được không?

    • Chào bạn, hầu hết các chú chó đến thời kỳ rụng lông thường có dấu hiệu bỏ ăn hoặc ăn ít hơn. Đó là điều hoàn toàn bình thường do thay đổi tâm sinh lý trong cơ thể. Sau thời kỳ rụng lông, cún sẽ ăn trở lại bình thường. Bạn không cần lo lắng quá nhé!

  5. Petmart có thể chữa được bệnh này không? Bé nhà mình đang bị nhưng sút cân rất nhanh là đang yếu dần. Nếu không thể chữa xin hay chỉ dẫn mình đến nơi có thể cứu bé.

    • Việc chó của bạn bị suy thận và sút cân nhanh chóng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được khám và chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp này, bác sĩ thú y có thể đưa ra một số khuyến nghị để giúp cải thiện tình trạng của chó, bao gồm:

      – Chế độ ăn uống: Bác sĩ thú y có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống của chó để phù hợp với tình trạng sức khỏe của chó. Bạn cũng nên tìm hiểu về các thực phẩm tốt cho chó bị suy thận như thịt gà, trứng, cá hồi,…
      – Thuốc: Bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc để giảm triệu chứng suy thận và cải thiện tình trạng chó.
      – Điều trị chăm sóc tại nhà: Bạn cần cung cấp cho chó của bạn một môi trường thoải mái và ấm cúng để giúp chó hồi phục nhanh chóng hơn. Bạn cũng nên giữ chó ấm áp, cung cấp đủ nước uống và chăm sóc vệ sinh cho chó.

      Tuy nhiên, chó của bạn cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách, nên việc đưa chó đến bác sĩ thú y sớm là điều cần thiết.

  6. Phương Thảo

    Vún nhà e trước đó mắc bệnh cushing và được chữa khỏi. Sau khoảng 3-4 cún bị bệnh viêm đường tiểu hay gắt tiểu, tiểu nhiều bải nhỏ và có máu và được đưa đi điều trị tại phòng khám thú y tại tỉnh và cũng hết nhưng lại bị tái phát và trở nặng hơn cún đi tiểu khó khăn và có máu cụt khi tiểu, thỉnh thoảng có nôn, lông rụng nhiều, hơi thở có mùi (từ khi mắc bệnh cushing), có lúc thở rất mệt (lấy hơi sâu), hiện giờ vẫn đang điều trị tại phòng khám thú y cũ. Bác sĩ nói cún của em do đã có bệnh lý cushing từ trước nên dẫn đến suy gan, suy thận, suy tim và bệnh tiểu đường bs nói cún em hết thuốc chữa, hiện tại chỉ cho dùng thuốc bổ thận và không điều trị thuốc gì nữa, cún em vẫn còn tiểu ra máu, e rất sót nên rất mong được petmart tư vấn về bệnh tình của cún, bệnh của cún e có điều trị được nữa không hay đã đến giai đoạn cuối như bs ở phòng khám cũ nói ạ?

    • Chó của bạn đã trải qua bệnh Cushing và sau đó lại bị nhiễm trùng đường tiết niệu là một vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, các triệu chứng bạn đề cập không thể được xác định là giai đoạn cuối của bệnh trên chỉ dựa trên mô tả của bạn. Để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của chó, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y khác uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ thú y khác có thể đưa ra một số khuyến nghị để điều trị tình trạng của chó của bạn. Tuy nhiên, việc theo dõi các triệu chứng của chó của bạn là rất quan trọng. Bạn nên chú ý đến tình trạng ăn uống, thói quen đi tiểu và các dấu hiệu khác của chó để phát hiện bất kỳ thay đổi nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *